THANH TRA CHÍNH
PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2787/TTCP-C.IV
V/v hướng dẫn sơ kết 02 năm thực hiện Nghị
quyết số 82/NQ-CP ngày 06/12/2012 của
Chính phủ
|
Hà Nội, ngày 14 tháng
11 năm 2014
|
Kính gửi:
|
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương;
- Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty 91.
|
Thực hiện Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày
06/12/2012 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Kết luận số
21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về công tác phòng, chống
tham nhũng (PCTN), lãng phí giai đoạn 2012-2016 (gọi tắt là Nghị quyết 82),
Thanh tra Chính phủ đề nghị Quý cơ quan tiến hành sơ kết 02 năm thực hiện Nghị
quyết 82 về nội dung PCTN, cụ thể như sau:
1. Mục đích, yêu cầu
- Việc sơ kết nhằm đánh giá việc tổ
chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về PCTN của bộ, ngành, cơ quan Trung
ương và các địa phương trong phạm vi trách nhiệm quản lý mình; trong đó nêu kết quả đạt được, những tồn tại, hạn
chế và nguyên nhân, từ đó đưa ra các kiến nghị, bổ sung nhiệm vụ, giải pháp cần
thiết để bảo đảm thực hiện đồng bộ và có hiệu quả Nghị quyết 82.
- Việc tổ chức sơ kết phải được tiến
hành nghiêm túc, khoa học, đảm bảo tiết kiệm.
2. Nội dung sơ kết
2.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo,
tuyên truyền, tổ chức thực hiện Nghị quyết 82:
Việc chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 82
của các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan theo
chức năng nhiệm vụ, phạm vi quản lý được giao; các hình thức đã thực hiện để
quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về Nghị
quyết 82.
2.2. Đánh giá thực hiện các giải
pháp phòng ngừa tham nhũng:
Việc đánh giá hiệu quả các giải pháp
phòng ngừa tham nhũng phải nêu cụ thể mặt tích cực, mặt hạn chế, nguyên nhân của
hạn chế; đồng thời đánh giá hiệu quả thực hiện đối với từng giải pháp (theo 3 mức
độ: Hiệu quả cao, hiệu quả trung bình, hiệu quả thấp).
2.3. Đánh giá kết quả thực hiện
các nhóm nhiệm vụ chủ yếu được quy định trong Nghị quyết 82:
- Công khai, minh bạch trong hoạch định
chính sách, xây dựng và thực hiện pháp luật;
- Hoàn thiện chế độ công vụ, công chức,
thực hiện cơ chế, chính sách về công tác tổ chức, cán bộ, nâng cao chất lượng
thực thi công vụ;
- Hoàn thiện thể chế về quản lý kinh
tế - xã hội, xây dựng môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, công bằng,
minh bạch để phòng ngừa tham nhũng;
- Hoàn thiện thể chế và tăng cường
công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử;
- Nâng cao nhận thức và phát huy vai
trò của toàn xã hội trong công tác PCTN; hợp tác
quốc tế, thu hồi tài sản, hỗ trợ kỹ thuật và trao đổi thông tin theo quy định của
Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (Công ước).
2.4. Rà soát tiến độ thực hiện các
hoạt động cụ thể:
Rà soát tiến độ thực hiện các hoạt động
cụ thể được quy định tại Mục A, Phụ lục của Chương trình hành động được ban
hành theo Nghị quyết 82. Trong đó, đối với các văn bản quy phạm pháp luật đã được
ban hành cần cập nhật thông tin về việc triển khai thực hiện; đối với các hoạt
động triển khai chậm tiến độ cần nêu rõ nguyên nhân, hướng giải quyết, kế hoạch
thực hiện trong thời gian tới.
2.5. Đánh giá chung và đề xuất giải
pháp:
Đánh giá những kết quả đạt được, những
tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; đề xuất, kiến nghị những giải pháp mới hoặc sửa
đổi, bổ sung những quy định hiện hành còn bất cập; xác định các nhiệm vụ trọng
tâm cần thực hiện trong thời gian tiếp theo để thực hiện được các mục tiêu về
PCTN nêu trong Nghị quyết 82.
3. Tổ chức thực hiện
- Các bộ, ngành, địa phương tiến hành
sơ kết; xây dựng báo cáo sơ kết 02 năm thực hiện Nghị quyết số 82 (thời kỳ từ
khi ban hành Nghị quyết 82 đến ngày 31/10/2014); gửi báo cáo về Thanh tra Chính
phủ trước ngày 30/11/2014 (có đề cương, phụ lục báo cáo kèm theo).
- Thanh tra Chính phủ thành lập Tổ
công tác để khảo sát, đánh giá trực tiếp tại một số bộ, ngành, địa phương đối với
việc thực hiện Nghị quyết 82 (Thanh tra Chính phủ sẽ có văn bản riêng gửi đến
các bộ, ngành, địa phương liên quan).
Đề nghị các bộ, ngành, địa phương
quan tâm chỉ đạo thực hiện. Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản
ánh về Thanh tra Chính phủ (qua Cục chống tham nhũng, ĐT: 080.49084 hoặc liên hệ
với đ/c Ngô Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng CTN, ĐT: 0913340000) để được hướng dẫn,
giải đáp./.
Trân trọng cảm ơn./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- PTTg CP Nguyễn Xuân Phúc (để b/c);
- Ban Nội chính Trung ương;
- Văn phòng Chính phủ;
- Lãnh đạo TTCP;
- Thanh tra cấp bộ, tỉnh;
- Các cục, vụ, đơn vị thuộc TTCP;
- Trung tâm Thông tin (để đưa lên cổng TTĐT);
- Lưu: VT, C.IV.
|
KT. TỔNG THANH
TRA
PHÓ TỔNG THANH TRA
Trần Đức Lượng
|
ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN BÁO CÁO
SƠ KẾT
02 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 82/NQ-CP NGÀY 06/12/2012 CỦA CHÍNH PHỦ (PHẦN NỘI
DUNG VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG)
(Kèm theo Công văn số 2787/TTCP-C.IV ngày 14 tháng 11 năm 2014 của Thanh tra
Chính phủ)
A/ NỘI DUNG BÁO CÁO
I/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
Khái quát tình hình chung và những đặc
điểm nổi bật của bộ, ngành, địa phương tác động tới công tác phòng, chống tham
nhũng (PCTN).
II/ TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Việc quán triệt, tuyên truyền,
phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về PCTN; công tác lãnh đạo, chỉ đạo
việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN
- Việc phổ biến, quán triệt và xây dựng
chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 06/12/2012 của Chính phủ
về Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (khóa XI) về công tác PCTN, lãng phí giai đoạn 2012-2016 (gọi tắt
là Nghị quyết 82);
- Các hình thức cụ thể đã thực hiện để
quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng,
chống tham nhũng;
- Đánh giá về chuyển biến nhận thức của
các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên và nhân dân về công tác PCTN; tính tiên
phong, gương mẫu của tổ chức đảng, đảng viên, cán bộ, công chức trong PCTN;
- Các kết quả khác đã thực hiện để
quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về PCTN;
lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN; hiệu quả và chất
lượng thực hiện.
2. Đánh giá thực hiện các giải
pháp phòng ngừa tham nhũng
- Việc thực hiện cải cách hành chính;
- Việc thực hiện các quy định về công
khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Việc xây dựng, ban hành và thực hiện
các chế độ, định mức, tiêu chuẩn;
- Việc xây dựng, thực hiện quy tắc ứng
xử của cán bộ, công chức, viên chức;
- Việc chuyển đổi vị trí công tác của
cán bộ, công chức, viên chức;
- Việc xem xét, xử lý trách nhiệm của
người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị
khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản
lý, phụ trách;
- Việc thực hiện các quy định về minh
bạch tài sản và thu nhập;
- Việc đổi mới phương thức thanh
toán, trả lương qua tài khoản;
- Việc cán bộ, công chức, viên chức tặng
quà và nộp lại quà tặng
Việc đánh giá hiệu quả các giải pháp
phòng ngừa tham nhũng phải nêu cụ thể mặt tích cực, mặt hạn chế, nguyên nhân của hạn chế; đồng thời đánh giá hiệu quả thực
hiện đối với từng giải pháp (có Phụ lục 3 kèm theo).
3. Tăng cường
tính công khai, minh bạch trong hoạch định chính sách, xây dựng và thực hiện
pháp luật
- Thực hiện công khai, minh bạch hoạt
động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, nhất là trong việc hoạch định chính
sách, xây dựng, thực hiện pháp luật và ban hành văn bản hành chính cá biệt, tập
trung vào những lĩnh vực dễ xảy ra tiêu cực, tham nhũng;
- Thanh tra, kiểm tra nhằm bảo đảm thực
hiện nghiêm các quy định pháp luật về công khai, minh bạch trong hoạt động của
cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm
tra, giám sát việc thực hiện công khai, minh bạch trong hoạch định chính sách,
xây dựng và thực hiện pháp luật.
4. Hoàn thiện chế
độ công vụ, công chức; thực hiện cơ chế, chính sách về công tác tổ chức, cán bộ,
nâng cao chất lượng thực thi công vụ
- Thực hiện các quy định về đảm bảo
dân chủ, công khai, minh bạch trong công
tác cán bộ, nhất là trong các khâu tuyển
dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật
cán bộ;
- Thực hiện các quy định về minh bạch
tài sản, thu nhập; việc chi trả qua tài khoản đối với các khoản chi từ ngân
sách nhà nước cho cán bộ, công chức;
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện
các quy định của pháp luật về công vụ, công chức, nhất là việc thực hiện quy tắc
ứng xử, những việc cán bộ, công chức không được làm, trách nhiệm giải trình,
minh bạch tài sản, thu nhập, việc thực thi công vụ ở những vị trí trực tiếp giải
quyết yêu cầu của công dân, tổ chức, doanh nghiệp;
- Thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ,
công chức, viên chức nhất là trong việc
cưới, việc tang, mừng nhà mới, nhận chức vụ, tổ chức sinh nhật, việc nhận bằng
cấp, học hàm, học vị, danh hiệu thi đua, khen thưởng..
- Việc đưa nội dung PCTN vào chương
trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; tăng cường giáo dục liêm chính,
nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức trong phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng.
5. Hoàn thiện thể
chế về quản lý kinh tế - xã hội, xây dựng
môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng,
công bằng, minh bạch để phòng ngừa tham nhũng
- Việc sửa đổi, bổ sung, triển khai
pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản; quyền hạn, trách nhiệm của các cấp chính quyền trong
việc thực hiện nhiệm vụ đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý đối với đất
đai, tài nguyên, khoáng sản;
- Thực hiện các quy định để quản lý,
kiểm soát chặt chẽ việc thu, chi ngân sách; việc chi tiêu công, nhất là mua sắm
và đầu tư công;
- Thực hiện quyền và trách nhiệm của
chủ sở hữu nhà nước đối với vốn và tài sản của Nhà nước tại các doanh nghiệp.
Tăng cường công khai, minh bạch tài chính doanh nghiệp. Thực hiện chủ trương
tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước;
- Cơ chế, chính sách để kiểm soát chặt
chẽ hoạt động tín dụng, đầu tư nhất là những hoạt động dễ phát sinh tiêu cực,
tham nhũng như cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, đầu tư tài chính, bất động
sản, ủy thác cho vay, ủy thác đầu tư...; việc thực hiện thanh toán không dùng
tiền mặt;
- Cải cách thủ tục hành chính trong
giao dịch giữa các cơ quan nhà nước với doanh nghiệp, người dân nhất là trong
các lĩnh vực thuế, hải quan, quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản, dịch vụ công, quản lý tài sản công,
tài chính, ngân hàng, quy hoạch, kế hoạch đầu tư, quy trình xem xét, phê duyệt
đề án, dự án kinh tế xã hội.
6. Tăng cường
công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử
- Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan,
đơn vị trong lĩnh vực tư pháp về tiếp nhận,
xử lý thông tin, tố cáo về tham nhũng, điều tra phát hiện và xử lý hành vi tham
nhũng;
- Việc xây dựng, thực hiện các văn bản
quy phạm pháp luật về giám định tư pháp, nhất là giám định tài chính, giám định
chất lượng công trình đầu tư xây dựng... để phục vụ kịp thời, có hiệu quả việc xử lý hành vi tham nhũng;
- Đào tạo, nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ về PCTN, phẩm chất chính trị, bản lĩnh đạo đức nghề nghiệp cho
cán bộ, công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố,
xét xử.
7. Nâng cao nhận
thức và phát huy vai trò của toàn xã hội trong công tác PCTN; hợp tác quốc tế,
thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (Công ước)
- Việc phát huy vai trò, trách nhiệm
của xã hội trong PCTN đặc biệt là vai trò
của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp, của cộng đồng và nhân dân trong
hoạt động giám sát và trong phát hiện, đấu tranh với những hiện tượng tham
nhũng, tiêu cực;
- Phát huy vai trò của báo chí trong
công tác PCTN; hoàn thiện, đẩy mạnh việc thực hiện quy tắc đạo đức nghề nghiệp
và đào tạo liêm chính cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên;
- Phát huy vai trò của doanh nghiệp,
hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề trong PCTN thông qua tiếp tục việc
xây dựng và thực hiện văn hóa kinh doanh lành mạnh, phi tham nhũng;
- Việc rà soát hệ thống pháp luật về
tương trợ tư pháp, về PCTN có liên quan theo yêu cầu của Công ước;
- Tổ chức, thực hiện quy chế phối hợp thực thi Công ước; tham gia cơ chế
đánh giá việc thực hiện Công ước; tổ chức, tham gia các hội nghị và thực hiện
các thủ tục đối ngoại liên quan đến Công ước.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Đánh giá chung về hiệu quả công
tác phòng ngừa tham nhũng thông qua việc thực hiện các nhóm giải pháp theo Nghị
quyết 82.
2. Đánh giá chung về tình hình phát
hiện, xử lý tham nhũng (xử lý hành chính và xử lý trách nhiệm hình sự) trong
lĩnh vực quản lý đối với bộ, ngành hoặc trong phạm vi địa phương đối với tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Đánh giá về kết quả thu hồi tài sản
liên quan tới tham nhũng (thu hồi thông qua hoạt động thanh tra, kiểm toán và
thu hồi tài sản tham nhũng trong các vụ án hình sự).
IV. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ ĐỀ
XUẤT, KIẾN NGHỊ
- Xác định các nhiệm vụ trọng tâm cần
thực hiện trong thời gian tới. Đề xuất cụ thể những nhiệm vụ cần được bổ sung
vào Nghị quyết 82.
- Đề xuất, kiến nghị, sáng kiến để tiếp
tục tăng cường thực hiện, nâng cao hiệu quả các giải pháp PCTN, tạo sự chuyển
biến tích cực, mạnh mẽ, thực sự ngăn chặn, đẩy lùi được tệ nạn tham nhũng trong
thời gian tới.
- Đề xuất sửa đổi, bổ sung những quy
định hiện hành còn bất cập (đề nghị nêu rõ những quy định còn bất cập, nguyên
nhân, kiến nghị hướng sửa đổi hoặc đề xuất cụ thể quy phạm sửa đổi).
- Các kiến nghị khác.
B/ CÁC PHỤ LỤC KÈM THEO BÁO CÁO SƠ
KẾT
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc
xây dựng Báo cáo sơ kết, ngoài việc báo cáo chi tiết theo các mục, nội dung nêu
trên, các cơ quan, đơn vị nhất tổng hợp
thông tin, số liệu theo các phụ lục sau:
- Phụ lục 1 (áp dụng đối với các bộ,
ngành, cơ quan Trung ương): Thực hiện nhiệm vụ chủ yếu trong công tác PCTN.
- Phục lục 2 (yêu cầu chung đối với bộ,
ngành, địa phương): Kết quả PCTN thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, giải
quyết KNTC.
- Phục lục 3 (yêu cầu chung đối với bộ,
ngành, địa phương): Phiếu đánh giá hiệu quả thực hiện các giải pháp phòng ngừa
tham nhũng.
C/ HÌNH THỨC GỬI BÁO CÁO VỀ THANH
TRA CHÍNH PHỦ
Các bộ, ngành, địa phương gửi báo cáo
bằng văn bản hành chính về địa chỉ: Thanh tra Chính phủ, Lô D29, Đường Trần
Thái Tông, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội; đầu mối liên hệ: Đ/c Trương
Khánh Hải, Phòng Tổng hợp, Cục Chống tham nhũng, ĐT: 080.48228/ 0979718616.
Đồng thời gửi dữ liệu qua hộp thư điện
tử: [email protected]./.
PHỤ LỤC 1
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHỦ YẾU TRONG CÔNG TÁC
PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
(Kèm theo Công văn số 2787/TTCP-C.IV ngày 14 tháng 11 năm 2014 của Thanh tra
Chính phủ)
I. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ
chủ yếu trong công tác PCTN theo Nghị quyết số 82/2012/NQ-CP
STT
|
Tên hoạt động
|
Sản phẩm
|
Thời điểm hoàn thành theo KH
|
Tình hình thực
hiện
|
A
|
Kết quả thực hiện nhiệm vụ được quy định
trong Nghị quyết 82
|
1.
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
B
|
Các hoạt động khác theo chức năng quản lý nhà
nước của bộ, ngành
|
1.
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
II. Đề xuất các giải pháp, nhiệm vụ
cụ thể để sửa đổi, bổ sung vào Nghị quyết số 82/2012/NQ-CP
1. Nội dung hoạt động cụ thể.
2. Hình thức sản phẩm (Nghị định,
Thông tư, Thông tư Liên tịch, Đề án, Quyết định…)
3. Cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp.
4. Thời điểm trình ký ban hành hoặc phê duyệt.
PHỤ LỤC 2
KẾT QUẢ
PCTN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG THANH TRA, KIỂM TRA, GIẢI QUYẾT KNTC
(Kèm theo Công văn số 2787/TTCP-C.IV ngày 14 tháng 11 năm 2014 của Thanh tra
Chính phủ)
1. Kết quả hoạt động thanh tra
(Nêu số liệu tổng
hợp và tóm tắt một số vụ việc điển hình để dẫn chứng)
- Số cuộc thanh tra đã tiến hành: ….
- Tổng cộng số ngày thanh tra:
- Kết quả:
+ Phát hiện sơ hở về chính sách, cơ chế quản lý
kinh tế - xã hội; các kiến nghị hoàn thiện cơ chế chính sách và tình hình thực
hiện kiến nghị đó (chú trọng các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng như: Quản lý
và sử dụng đất đai; xây dựng cơ bản; thu, chi ngân sách, sử dụng tài sản công;
tài nguyên, môi trường; cổ phần hóa và
tài chính trong các doanh nghiệp; thực hiện chính sách an sinh xã hội; công tác
tổ chức cán bộ...).
+ Phát hiện sai phạm của tổ chức: Nội dung sai phạm;
kiến nghị xử lý, thu hồi tiền, tài sản và kết quả thực hiện kiến nghị đó.
+ Phát hiện sai phạm thuộc trách nhiệm cá nhân: Nội
dung sai phạm; kiến nghị xử lý (hành chính, hình sự) và kết quả thực hiện kiến
nghị.
2. Kết quả hoạt động kiểm tra:
….
….
3. Kết quả phát hiện hành vi tham nhũng thông
qua xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo:
…..
PHỤ LỤC 3
PHIẾU ĐÁNH GIÁ
HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA THAM NHŨNG
(Kèm theo Công văn số 2787/TTCP-C.IV
ngày 14 tháng 11 năm 2014 của Thanh tra Chính phủ)
TT
|
Giải pháp phòng
ngừa tham nhũng
|
Đánh giá mức độ
ảnh hưởng
|
Diễn giải
|
Hiệu quả cao
|
Hiệu quả Trung
bình
|
Hiệu quả thấp
|
1.
|
Cải cách hành chính
|
|
|
|
|
2.
|
Công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan,
tổ chức, đơn vị
|
|
|
|
|
3.
|
Xây dựng, thực hiện các chế độ, định mức, tiêu
chuẩn
|
|
|
|
|
4.
|
Quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
|
|
|
|
|
5.
|
Chuyển đổi vị trí công tác;
|
|
|
|
|
6.
|
Xử lý trách nhiệm của người đứng đầu.
|
|
|
|
|
7.
|
Minh bạch tài sản, thu nhập;
|
|
|
|
|
8.
|
Đổi mới phương thức thanh toán
|
|
|
|
|
9.
|
Tặng quà và nộp lại quà tặng
|
|
|
|
|
Ghi chú: Đánh dấu x vào ô lựa chọn
và có diễn giải chi tiết về lựa chọn này