Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2397/BNN-LN Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Nguyễn Quốc Trị
Ngày ban hành: 03/04/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2397/BNN-LN
V/v tổng kết thi hành Luật Lâm nghiệp năm 2017

Hà Nội, ngày 03 tháng 4 năm 2024

Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thực hiện Chương trình công tác năm 2024 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao Lập đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lâm nghiệp năm 2017, trình Chính phủ tháng 12 năm 2024.

Để có cơ sở tổng kết thi hành Luật Lâm nghiệp năm 2017 trên phạm vi toàn quốc và hoàn thiện hồ sơ lập đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lâm nghiệp theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai những nội dung sau:

1. Tổng kết thi hành Luật Lâm nghiệp năm 2017 tại địa phương.

2. Báo cáo tổng kết thi hành Luật Lâm nghiệp năm 2017 (theo nội dung tại Đề cương gửi kèm) và gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Lâm nghiệp), số 02 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội và thư điện tử: [email protected] trước ngày 30/4/2024 để tổng hợp./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Vụ Pháp chế;
- Cục Lâm nghiệp;
- Cục Kiểm lâm;
- Lưu: VT, LN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Quốc Trị

ĐỀ CƯƠNG

TỔNG KẾT TÌNH HÌNH THI HÀNH LUẬT LÂM NGHIỆP NĂM 2017 VÀ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT LÂM NGHIỆP
(Kèm theo Văn bản số: 2397/BNN-LN ngày 03 tháng 04 năm 2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ngày 15/11/2017, Luật Lâm nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại Kỳ họp thứ 4, Khóa XIV, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2019. Qua 05 năm thi hành, Luật Lâm nghiệp cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội. Công tác quản lý nhà nước và tổ chức bộ máy về lâm nghiệp được quan tâm, nâng cao hiệu lực, hiệu quả; việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quản lý, bảo vệ, phát triển rừng được tăng cường. Công tác quy hoạch, điều tra, đo đạc, xây dựng hồ sơ quản lý và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng được triển khai ở nhiều địa phương. Chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên được thực hiện nghiêm. Các dự án phát triển kinh tế - xã hội có tác động tiêu cực đến rừng được kiểm soát chặt chẽ hơn. Công tác bảo vệ, ngăn chặn nạn phá rừng, thực thi pháp luật lâm nghiệp có tiến bộ, giảm số vụ và mức độ thiệt hại. Diện tích và chất lượng rừng ngày càng tăng, tỉ lệ che phủ rừng đạt trên 42%. Kinh tế rừng, kinh tế dưới tán rừng, công nghiệp chế biến, kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản tăng nhanh. Đời sống, việc làm, thu nhập của người dân ở khu vực có rừng, trong đó có các hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa từng bước được cải thiện.

Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng vào thực tiễn, Luật Lâm nghiệp vẫn còn những hạn chế, bất cập. Mặt khác sau khi Luật Lâm nghiệp được ban hành, một số chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đã được sửa đổi, bổ sung có nội dung liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp cần được nghiên cứu, thể chế hóa và đưa vào Luật Lâm nghiệp để thể hiện quan điểm đổi mới của Đảng, đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, như: Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Kết luận số 61-KL/TW ngày 17/8/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13- CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, Luật Đầu tư công năm 2019, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Luật Đầu tư năm 2020, Luật Đất đai năm 2024,...

Để phục vụ cho công tác nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Lâm nghiệp, việc tổ chức tổng kết, đánh giá thực hiện Luật Lâm nghiệp tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là rất cần thiết.

Phần thứ nhất

TỔNG KẾT THI HÀNH LUẬT LÂM NGHIỆP NĂM 2017

1. Ban hành văn bản; phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về lâm nghiệp

1.1. Kết quả thực hiện

a) Ban hành văn bản hướng dẫn thi hành (Biểu 01);

b) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật lâm nghiệp (Biểu 02);.

1.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

a) Ban hành văn bản hướng dẫn thi hành

b) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật lâm nghiệp

2. Quy hoạch lâm nghiệp

a) Kết quả đạt được (Biểu 03):

- Việc đưa nội dung về lâm nghiệp vào trong quy hoạch cấp tỉnh giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050;

- Nhận thức về vị trí, vai trò của công tác quy hoạch lâm nghiệp và ý thức chấp hành quy hoạch của các cấp;

- Đánh giá vai trò của quy hoạch lâm nghiệp trong việc tăng cường hiệu lực và hiệu quả của quản lý nhà nước, phát triển lâm nghiệp tại địa phương.

b) Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.

3. Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng

3.1. Kết quả đạt được

a) Giao rừng, cho thuê rừng (Biểu 04):

- Diện tích rừng đã giao, cho thuê cho các đối tượng tính đến 31/12/2023; theo cơ cấu diện tích rừng đã giao cho các chủ rừng (tổ chức nhà nước; hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư) và các tổ chức khác được nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng (UBND cấp xã...); thống kê số lượng chủ rừng và số lượng các tổ chức được nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng; bình quân diện tích rừng giao cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.

- Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp tính đến 31/12/2023 cho các chủ rừng.

b) Chuyển loại rừng, CMĐSD rừng sang mục đích khác (Biểu 05):

- Tình hình về chuyển loại rừng (giữa 3 loại rừng: Đặc dụng, phòng hộ, sản xuất);

- Số lượng các dự án, diện tích rừng được chuyển sang mục đích khác trong phạm vi toàn quốc, trong đó: Rừng tự nhiên, rừng trồng; loại hình chuyển mục đích sử dụng rừng và diện tích tương ứng (chuyển mục đích sử dụng rừng sang làm thủy điện; khai thác khoáng sản; trồng cao su; sản xuất nông nghiệp; xây dựng các khu tái định cư; an ninh, quốc phòng; xây dựng khu công nghiệp và cảng; kinh doanh du lịch, dịch vụ; xây dựng các công trình thủy lợi; kết cấu hạ tầng nông thôn (điện, đường, trường, trạm...) .....

- Trồng rừng thay thế.

c) Thu hồi rừng

- Thực hiện thu hồi rừng trong các trường hợp: Chủ rừng sử dụng rừng không đúng mục đích, cố ý không thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước hoặc vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về lâm nghiệp; không tiến hành hoạt động bảo vệ và phát triển rừng sau 12 tháng liên tục kể từ ngày được giao, được thuê rừng; chủ rừng tự nguyện trả lại rừng; rừng được Nhà nước giao, cho thuê khi hết hạn mà không được gia hạn; rừng được giao, được thuê không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng; chủ rừng là cá nhân khi chết không có người thừa kế; các trường hợp thu hồi đất có rừng khác theo quy định của Luật Đất đai.

- Thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật khi Nhà nước thu hồi rừng vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; giao rừng, cho thuê rừng không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng.

3.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

a) Giao rừng, cho thuê rừng

b) Chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, trồng rừng thay thế.

c) Thu hồi rừng

4. Tổ chức quản lý rừng; xây dựng và tổ chức thực hiện phương án quản lý rừng bền vững; cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững; đóng, mở cửa rừng tự nhiên

4.1. Kết quả đạt được

a) Tổ chức quản lý rừng

- Rừng đặc dụng: Thành lập khu rừng đặc dụng, ban quản lý khu rừng đặc dụng, trách nhiệm quản lý hệ thống rừng đặc dụng;

- Rừng phòng hộ: Thành lập khu rừng phòng hộ, ban quản lý khu rừng phòng hộ, trách nhiệm quản lý hệ thống rừng phòng hộ;

- Rừng sản xuất: Sắp xếp, đổi mới các công ty lâm nghiệp (Biểu 10).

b) Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án quản lý rừng bền vững; cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững

- Việc xây dựng và tổ chức thực hiện phương án quản lý rừng bền vững;

- Thực hiện việc cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (các chủ thể được cấp chứng chỉ, diện tích được cấp chứng chỉ, loại chứng chỉ được cấp...).

c) Thực hiện chủ trương đóng, mở cửa rừng tự nhiên

- Tình hình thực hiện chủ trương dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên (chỉ thực hiện khai thác tận thu, tận dụng gỗ rừng tự nhiên);

- Nhà nước hỗ trợ kinh phí bảo vệ và phát triển rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong giai đoạn dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên (đối tượng được hỗ trợ, mức hỗ trợ trên/ha; tổng kinh phí hỗ trợ...).

4.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

a) Tổ chức quản lý rừng (thành lập các ban quản lý rừng; sắp xếp, đổi mới CTLN...)

b) Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án quản lý rừng bền vững; cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững

c) Thực hiện chủ trương đóng, mở cửa rừng tự nhiên

5. Điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến, cơ sở dữ liệu rừng

5.1. Kết quả đạt được

- Tổ chức thực hiện điều tra rừng do UBND cấp tỉnh chủ trì.

- Tổ chức thực hiện kiểm kê rừng;

- Tổ chức theo dõi diễn biến rừng; công bố kết quả theo dõi diễn biến rừng hằng năm.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về rừng, hệ thống thông tin quản lý ngành lâm nghiệp tại địa phương.

5.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

6. Bảo vệ rừng (Biểu 06):

6.1. Kết quả đạt được:

a) Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng

- Thực hiện chế độ quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; nuôi động vật rừng thông thương; khai thác, nuôi, trồng; xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh; chế biến, kinh doanh, vận chuyển, cất giữ; giám định và xử lý sau tịch thu và biện pháp bảo đảm thực thi CITES.

- Trách nhiệm quản lý cơ sở nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES.

- Trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc kiểm soát hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển mẫu vật thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES.

b) Phòng cháy và chữa cháy rừng

- Phòng cháy rừng: Xây dựng phương án phòng cháy và chữa cháy rừng; dự báo cháy rừng; tổ chức, quản lý lực lượng phòng cháy và chữa cháy rừng; kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; kinh phí cho việc thực hiện các hạng mục công trình phòng cháy và chữa cháy rừng;

- Chữa cháy rừng: Việc huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy rừng, chỉ huy chữa cháy rừng; khắc phục hậu quả, xử lý sau cháy rừng.

- Trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy rừng của các chủ thể.

c) Phòng, trừ sinh vật gây hại rừng: Chủ rừng, UBND các cấp.

d) Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng

- Tổ chức Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng;

- Bảo đảm hoạt động của Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.

đ) Kiểm tra lâm sản trong quá trình khai thác, vận chuyển, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, gây nuôi, trồng cấy nhân tạo, cất giữ lâm sản

- Thực hiện trình tự, thủ tục khai thác thực vật rừng thông thường, động vật rừng thông thường;

- Thực hiện hồ sơ lâm sản hợp pháp (hồ sơ nguồn gốc lâm sản, hồ sơ lâm sản khi mua bán, chuyển giao quyền sở hữu, vận chuyển trong nước và xuất khẩu; hồ sơ lâm sản tại cơ sở chế biến, kinh doanh, cất giữ, nuôi, trồng thực vật rừng, động vật rừng);

- Kiểm tra, truy xuất nguồn gốc lâm sản.

6.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

a) Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng

b) Phòng cháy và chữa cháy rừng

c) Phòng, trừ sinh vật gây hại rừng

d) Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng

đ) Kiểm tra lâm sản trong quá trình khai thác, vận chuyển, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, gây nuôi, trồng cấy nhân tạo, cất giữ lâm sản.

7. Phát triển rừng

7.1. Kết quả đạt được:

a) Quản lý giống cây trồng lâm nghiệp:

- Bảo tồn nguồn gen giống cây trồng trong lâm nghiệp: Điều tra, thu thập, đánh giá nguồn gen; lưu giữ và xây dựng ngân hàng gen và dữ liệu nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp.

- Nghiên cứu, chọn, tạo, khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp.

- Quản lý chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp: Lập và lưu giữ hồ sơ; ghi nhãn và quảng cáo giống; công bố phù hợp tiêu chuẩn giống cây trồng lâm nghiệp.

- Sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trong lâm nghiệp: Điều kiện của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống; thực hiện theo tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở về sản xuất giống; quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống và sử dụng giống cây trồng lâm nghiệp.

- Thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp.

b) Phát triển rừng (Biểu 07):

- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh (KNXTTS tự nhiên, có trồng bổ sung);

- Nuôi dưỡng rừng tự nhiên, làm giàu rừng tự nhiên, cải tạo rừng tự nhiên;

- Trồng mới rừng, trong đó diện tích trồng rừng thay thế; trồng lại rừng, chăm sóc rừng trồng, nuôi dưỡng rừng trồng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất);

- Trồng cấy nhân tạo và gây nuôi các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; động vật rừng thông thường;

- Tổ chức trồng, quản lý, bảo vệ cây phân tán tại đô thị, nông thôn, khu công nghiệp; chính sách hỗ trợ về giống, hướng dẫn kỹ thuật trồng cây phân tán.

- Kết cấu hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng.

7.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

a) Quản lý giống cây trồng lâm nghiệp

b) Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh (KNXTTS tự nhiên, có trồng bổ sung);

c) Nuôi dưỡng rừng tự nhiên, làm giàu rừng tự nhiên, cải tạo rừng tự nhiên;

d) Trồng mới rừng, trồng lại rừng, chăm sóc rừng trồng, nuôi dưỡng rừng trồng; trồng rừng thay thế.

đ) Trồng cấy nhân tạo và gây nuôi các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; động vật rừng thông thường.

e) Trồng cây phân tán.

f) Kết cấu hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng.

8. Sử dụng rừng

8.1. Kết quả đạt được:

a) Rừng đặc dụng

- Khai thác lâm sản: Khai thác tận thu, tận dụng; thu thập mẫu vật loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, nguồn gen sinh vật theo nhiệm vụ khoa học và công nghệ;

- Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập trong rừng;

- Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng;

- Quản lý xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng;

- Ổn định đời sống dân cư sống trong rừng đặc dụng và vùng đệm của rừng đặc dụng.

b) Rừng phòng hộ

- Khai thác lâm sản, hưởng lợi từ khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ;

- Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập trong rừng;

- Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;

- Quản lý xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;

- Sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp trong rừng.

c) Rừng sản xuất

- Khai thác lâm sản; sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp;

- Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập trong rừng; hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng.

d) Dịch vụ môi trường rừng (Biểu 09):

- Các loại dịch vụ môi trường rừng; đối tượng, hình thức chi trả và quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng;

- Thực hiện quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng, bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng.

8.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân:

a) Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất.

d) Dịch vụ môi trường rừng

9. Chế biến và thương mại lâm sản

9.1. Kết quả đạt được:

- Phát triển cơ sở chế biến lâm sản và hoạt động chế biến mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng; kim ngạch nhập khẩu, xuất khẩu lâm sản;

- Đánh dấu mẫu vật: Đối tượng đánh dấu; hình thức, phương pháp, trách nhiệm đánh dấu mẫu vật; thông tin và đăng ký nhãn đánh dấu;

- Đàm phán điều ước quốc tế về thương mại; cấp giấy phép, giấy chứng nhận đối với lâm sản xuất khẩu, nhập khẩu;

- Chính sách phát triển chế biến lâm sản.

9.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

10. Định giá rừng, đầu tư, tài chính trong lâm nghiệp (Biểu 11):

10.1. Kết quả đạt được:

a) Định giá rừng: Xây dựng khung giá rừng trên địa bàn tỉnh; các trường hợp định giá rừng.

b) Đầu tư và tài chính trong lâm nghiệp

- Nguồn tài chính trong lâm nghiệp: Ngân sách nhà nước; đầu tư, đóng góp, ủng hộ, tài trợ từ tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; thu từ khai thác lâm sản; cho thuê rừng, đất rừng; thu từ thực hiện nghĩa vụ nộp tiền trồng rừng thay thế do chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; thu từ dịch vụ môi trường rừng và cho thuê môi trường rừng; vốn tín dụng từ tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài; nguồn tài chính khác.

- Thực hiện chính sách đầu tư, hỗ trợ đầu tư và ưu đãi đầu tư trong lâm nghiệp (những hoạt động được ngân sách nhà nước đầu tư, hỗ trợ đầu tư và ưu đãi đầu tư; đối tượng thụ hưởng; mức đầu tư, hỗ trợ đầu tư, ưu đãi đầu tư...).

- Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng: Cơ cấu tổ chức quỹ; nguồn tài chính hình thành quỹ; cơ chế quản lý, sử dụng tài chính của quỹ.

10.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

a) Định giá rừng:

b) Đầu tư và tài chính trong lâm nghiệp.

11. Khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế về lâm nghiệp

11.1. Kết quả đạt được:

- Hoạt động khoa học và công nghệ về lâm nghiệp;

- Thực hiện cam kết quốc tế về lĩnh vực lâm nghiệp; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tài trợ nước ngoài (vốn ODA, vay ưu đãi và các nguồn vốn hỗ trợ quốc tế); hợp tác song phương với các nước có chung đường biên giới.

11.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

12. Quản lý nhà nước về lâm nghiệp (Biểu 08):

12.1. Kết quả đạt được:

a) Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp

- UBND các cấp (tỉnh, huyện, xã).

b) Tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp: Cấp tỉnh, cấp huyện.

12.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

a) Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp

b) Tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp

13. Thực hiện các quyền của chủ rừng

13.1. Kết quả đạt được:

Thực hiện các quyền của chủ rừng theo quy định của Luật Lâm nghiệp, gồm: Ban quản lý rừng, công ty lâm nghiệp, hộ gia đình, cá nhân; cộng đồng dân cư.

13.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

14. Các vấn đề khác

- Định nghĩa về rừng, tiêu chí xác định rừng, phân loại rừng;

- Khái niệm về chủ rừng, môi trường rừng, thuê môi trường rừng.

Phần thứ hai

ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT LÂM NGHIỆP

1. Về quy hoạch lâm nghiệp

2. Về quản lý rừng

2.1. Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng.

2.2. Tổ chức quản lý rừng.

2.3. Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án quản lý rừng bền vững.

2.4. Đóng, mở cửa rừng tự nhiên.

2.5. Điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến, cơ sở dữ liệu rừng.

3. Bảo vệ rừng

3.1. Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng.

3.2. Phòng cháy và chữa cháy rừng.

3.3. Phòng, trừ sinh vật gây hại rừng.

3.4. Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng.

3.5. Kiểm tra lâm sản trong quá trình khai thác, vận chuyển, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, gây nuôi, trồng cấy nhân tạo, cất giữ lâm sản.

4. Phát triển rừng

4.1. Quản lý giống cây lâm nghiệp.

4.2. Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất.

4.3. Trồng cây phân tán

4.4. Phát triển kết cấu hạ tầng lâm nghiệp.

5. Sử dụng rừng

5.1. Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất.

5.2. Dịch vụ môi trường rừng

6. Chế biến và thương mại lâm sản

6.1. Chế biến lâm sản

6.2. Thương mại lâm sản

7. Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng

7.1. Quyền và nghĩa vụ chung của chủ rừng.

7.2. Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ.

7.3. Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là tổ chức kinh tế.

7.4. Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.

7.5. Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng khác.

8. Định giá rừng, đầu tư và tài chính trong lâm nghiệp

8.1. Định giá rừng trong lâm nghiệp.

8.2 Đầu tư và tài chính trong lâm nghiệp.

9. Khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế về lâm nghiệp

9.1. Khoa học và công nghệ

9.2. Hợp tác quốc tế

10. Quản lý nhà nước về lâm nghiệp

10.1. Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp.

10.2. Tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp

11. Các vấn đề khác

Định nghĩa về rừng, tiêu chí xác định rừng, phân loại rừng, khái niệm về chủ rừng, môi trường rừng, thuê môi trường rừng, gỗ hợp pháp;…

PHỤ LỤC

BIỂU 01. TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG VĂN BẢN QUÁN TRIỆT, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN LUẬT LÂM NGHIỆP TỈNH..........
(Từ năm 2019-2023)

ĐVT: Số văn bản

TT

Loại văn bản

Cấp tỉnh

Cấp huyện

Tỉnh ủy

Hội đồng nhân dân

Ủy ban nhân dân

Huyện ủy

Hội đồng nhân dân

Ủy ban nhân dân

1

Nghị quyết

2

Chỉ thị

3

Chương trình hành động

4

Hướng dẫn

5

Kế hoạch

6

Quyết định

7

Các văn bản khác (nếu có)

Tổng số:


BIỂU 02. TỔNG HỢP CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN LUẬT LÂM NGHIỆP TỈNH....... từ 2019-2023

Tên đơn vị

Hội nghị

Tập huấn

Bài viết

Tuyên truyền trên truyền hình

Phóng sự

Tọa đàm

Phát thanh trên loa xã, phương

Tuyên truyền lưu động

Số lượng hội nghị

Số người tham gia hội nghị

Số lớp

Số lượng người tham gia

Số lần tổ chức thi viết

Số lượng bài viết

Số lần tuyên truyền

Số lần phát sóng

Số lượng bài phóng sự truyền hình

Số lượng bài phóng sự báo chí

Số lần tọa đàm

Số lượng người tham dự

Số lượng xã, phường phát thanh

Số lần phát thanh

Hình thức tuyên truyền lưu động

Số lần

1. Cấp tỉnh

2. Cấp huyện

3. Cấp xã

Tổng số


Biểu 03: Điện tích rừng tỉnh.........giai đoạn 2019-2023

TT

Chỉ tiêu

Hiện trạng rừng (ha)

So sánh (%)

Dự kiến quy hoạch đến 2030 (ha)

2019

2023

1

Rừng đặc dụng

-

Rừng tự nhiên

-

Rừng trồng

2

Rừng phòng hộ

-

Rừng tự nhiên

-

Rừng trồng

3

Rừng sản xuất

-

Rừng tự nhiên

-

Rừng trồng


Biểu 04: Diện tích rừng tỉnh........theo chủ thể quản lý (ha)

TT

Chỉ tiêu

Tổng số

Trong đó

Ban quản lý rừng đặc dụng

Ban quản lý rừng phòng hộ

Tổ chức kinh tế

Lực lượng vũ trang

Tổ chức KH&CN, ĐT,GD

Hộ gia đình, cá nhân trong nước

Cộng đồng dân cư

Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài

UBND

1.

Tính đến năm 2019

a

Rừng tự nhiên

b

Rừng trồng

2.

Tính đến năm 2023

a

Rừng tự nhiên

b

Rừng trồng

BIỂU 05. TÔNG HỢP CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG RỪNG SANG MỤC ĐÍCH KHÁC TỈNH.......TỪ 01/01/2019 - 31/12/2023 (5 năm)

TT

Nhóm dự án

Diện tích các dự án đề nghị chuyển mục đích sử dụng chia theo loại rừng (ha)

Diện tích rừng đã được chuyển mục đích sử dụng rừng (ha)

Tổng

Phân theo:

Phân theo loại rừng:

Tổng

Phân theo:

Phân theo loại rừng:

RTN

RT

Đặc dụng

Phòng hộ

Sản xuất

Đặc dụng

Phòng hộ

Sản xuất

RTN

RT

RTN

RT

RTN

RT

RTN

RT

RTN

RT

RTN

RT

RTN

RT

I

Nhóm dự án quốc phòng, an ninh

II

Nhóm dự án công trình công cộng, an sinh xã hội

III

Nhóm dự án phát triển nông, lâm nghiệp

IV

Nhóm dự án khai thác khoáng sản

V

Nhóm dự án đầu tư công nghiệp, du lịch, thương mại

VI

Nhóm dự án thủy điện

VII

Nhóm dự án khác

Toàn quốc

Biểu 06: TỔNG HỢP KẾT QUẢ BẢO VỆ RỪNG, PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG TỈNH............

TT

Hạng mục

ĐVT

Các năm

Tổng số

Bình quân/năm

2019

2020

2021

2022

2023

I

Số vụ vi phạm

1

Phá rừng trái phép

a

Phá rừng đặc dụng

Vụ

-

Rừng tự nhiên

Vụ

-

Rừng trồng

Vụ

b)

Phá rừng phòng hộ

Vụ

-

Rừng tự nhiên

Vụ

-

Rừng trồng

Vụ

c

Phá rừng sản xuất

Vụ

-

Rừng tự nhiên

Vụ

-

Rừng trồng

Vụ

2

Khai thác rừng trái

phép

Vụ

3

Quy định về PCCC rừng

Vụ

a)

Cháy rừng đặc dụng

Vụ

-

Rừng tự nhiên

Vụ

-

Rừng trồng

Vụ

b)

Cháy rừng phòng hộ

Vụ

-

Rừng tự nhiên

Vụ

-

Rừng trồng

Vụ

c)

Cháy rừng sản xuất

Vụ

-

Rừng tự nhiên

Vụ

-

Rừng trồng

Vụ

4

Quy định về sử dụng đất lâm nghiệp

Vụ

-

Vi phạm các quy định về quản lý động, thực vật hoang dã (Cites)

Vụ

5

Vận chuyển, buôn bán lâm sản trái phép

Vụ

6

Vi phạm về chế biến gỗ và lâm sản

Vụ

7

Vi phạm khác

Vụ

II

Số vụ đã xử lý

Vụ

1

Xử lý hình sự

Vụ

Trong đó số bị can

Người

2

Xử phạt hành chính

Vụ

III

Chống người thi hành công vụ

Vụ

IV

Bị thiệt hại

Ha

1

Cháy rừng

Ha

a

Rừng đặc dụng

Ha

-

Rừng tự nhiên

Ha

-

Rừng trồng

Ha

b

Rừng phòng hộ

Ha

-

Rừng tự nhiên

Ha

-

Rừng trồng

Ha

c

Rừng sản xuất

Ha

-

Rừng tự nhiên

Ha

-

Rừng trồng

Ha

2

Phá rừng

a)

Rừng đặc dụng

Vụ

-

Rừng tự nhiên

Vụ

-

Rừng trồng

Vụ

b)

Rừng phòng hộ

Vụ

-

Rừng tự nhiên

Vụ

-

Rừng trồng

Vụ

c)

Rừng sản xuất

Vụ

-

Rừng tự nhiên

Vụ

-

Rừng trồng

Vụ

V

Thu nộp ngân sách

1000đ

VI

Lâm sản tịch thu

m3

1

Gỗ tròn

m3

Trong đó gỗ quý, hiếm

m3

2

Gỗ xẻ

m3

Trong đó gỗ quý, hiếm

m3

VII

Động vật rừng bị tịch thu

1

Theo con

Con

2

Theo trọng lượng

Kg

Trong đó quý hiếm

Con

BIỂU 07 . KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH.........

TT

Chỉ tiêu

Tổng số

Trong đó

Bình quân năm

2019

2020

2021

2022

2023

1

Trồng rừng tập trung (1.000 ha)

a

Rừng phòng hộ, đặc dụng

Trong đó: Trống rừng thay thế

b

Rừng sản xuất

-

Trong đó: rừng thâm canh gỗ lớn

-

Trong đó: rừng trồng thay thế

2

Khoanh nuôi tái sinh (1.000 ha/năm)

3

Trồng cây phân tán (tr. cây)

4

Chuyển hóa rừng kinh doanh gỗ lớn (1.000 ha)

5

Tỷ lệ diện tích rừng trồng được kiểm soát chất lượng giống (%)

6

Năng suất rừng trồng bình quân (m3/ha/năm)

II

Khai thác gỗ

1

Khai thác gỗ rừng trồng tập trung

1.

Khai thác gỗ rừng tự nhiên

-

Khai thác tận thu

-

Khai thác tận dụng

BIỂU 08. TỔNG HỢP KẾT QUẢ XỬ LÝ TRÁCH NHIỆM CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC ĐỂ XẢY RA PHÁ RỪNG, CHÁY RỪNG, MẤT RỪNG TỈNH............

TỪ 2019 - 2023 (5 năm)

TT

Cấp (tỉnh,huyện,xã)

Số lượng

Hình thức xử lý

Lý do bị xử lý

Bị xử lý ký luật

Bị xử phạt hành chính

Xử lý hình sự

Khiển trách

Cảnh cáo

Hạ bậc lượng

Cách chức

Số tiền bị phạt

Số tiền phải bồi thường

Bị khởi tố

Đã bị kết án

1

Cấp tỉnh

2

Cấp huyện

3

Cấp xã

Toàn tỉnh

Biểu 09. Doanh thu từ dịch vụ môi trường rừng tỉnh........

TT

Hạng mục

Đơn vị tính

Các năm

Tổng thu

B/q năm

2019

2020

2021

2022

2023

A

B

C

1

2

3

4

5

6=1+2+3+4+5

A

Tổng thu

triệu đồng

-

Thu qua Quỹ BV&PTR Việt Nam

triệu đồng

-

Thu qua Quỹ BV&PTR tỉnh

triệu đồng

Trong đó:

1

Thu từ cơ sở sản xuất thủy điện

triệu đồng

-

Thu qua Quỹ BV&PTR Việt Nam

triệu đồng

-

Thu qua Quỹ BV&PTR tỉnh

triệu đồng

2

Thu từ cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch

triệu đồng

-

Thu qua Quỹ BV&PTR Việt Nam

triệu đồng

-

Thu qua Quỹ BV&PTR tỉnh

triệu đồng

3

Thu từ kinh doanh du lịch

triệu đồng

-

Thu qua Quỹ BV&PTR Việt Nam

triệu đồng

-

Thu qua Quỹ BV&PTR tỉnh

triệu đồng

4

Thu từ nuôi trồng thủy sản

Triệu đồng

-

Thu qua Quỹ BV&PTR Việt Nam

triệu đồng

-

Thu qua Quỹ BV&PTR tỉnh

triệu đồng

5

Thu từ dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon

triệu đồng

-

Thu qua Quỹ BV&PTR Việt Nam

triệu đồng

-

Thu qua Quỹ BV&PTR tỉnh

triệu đồng

BIỂU 10. TỔNG HỢP SẮP XẾP CÔNG TY LÂM NGHIỆP THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 118/2014/NĐ-CP VÀ 04/2024NĐ-CP TỈNH........

TT

Số công ty sau sắp xếp theo Nghị định 118

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp công ty quản lý trước khi sắp xếp (ha)

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp công ty quản lý sau khi sắp xếp tính đến 30/12/2023 (ha)

Ghi chú

Tỉnh/thành phố

Tổng

Rừng đặc dụng

Rừng phòng hộ

Rừng sản xuất

Đất khác

Tổng

Rừng đặc dụng

Rừng phòng hộ

Rừng sản xuất

Đất khác

1

Tỉnh A

2

Tỉnh B

3

…………….

………

Toàn quốc:

Biểu 11. TỔNG HỢP KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ LÂM NGHIỆP TỈNH.....

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Các năm

Tổng số

B/q năm

2019

2020

2021

2022

2023

Tổng số:

1.Ngân sách nhà nước

1.1..NSTW

- Vốn đầu tư phát triển

- Vốn sự nghiệp

1.2.NSĐP

- Vốn đầu tư phát triển

- Vốn sự nghiệp

2. ODA và các nguồn vốn hợp pháp khác

ODA

DVMTR

Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI)

Vốn khác (tổ chức, cá nhân tự đầu tư...)

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 2397/BNN-LN ngày 03/04/2024 tổng kết thi hành Luật Lâm nghiệp năm 2017 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.290

DMCA.com Protection Status
IP: 18.222.96.135
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!