Kính gửi: Bảo hiểm xã
hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Căn cứ Hiệp định giữa Chính phủ
nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Đại hàn Dân quốc về Bảo
hiểm xã hội (Hiệp
định); Quyết định số 436/QĐ-TTg ngày 25/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam và Chính phủ nước Đại Hàn Dân quốc (Hàn Quốc) về bảo hiểm xã hội
(BHXH); Thỏa thuận hành
chính ký ngày 08/12/2023 giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nước
Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam và Bộ Y tế và Phúc lợi nước Đại hàn Dân quốc thực hiện Hiệp định giữa Chính phủ
nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam và Chính phủ nước Đại hàn Dân quốc về BHXH; Thỏa thuận thực hiện ký ngày
23/01/2024 giữa BHXH Việt Nam nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cơ
quan Hưu trí quốc gia nước Đại hàn Dân quốc về việc thực hiện Hiệp định và Thỏa
thuận hành chính về BHXH liên quan đến đối tượng BHXH;
Căn cứ Luật BHXH năm 2014; Nghị định số
115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật
BHXH về BHXH bắt buộc; Nghị định số 143/2018/NĐ-CP ngày 15/10/2018 của Chính phủ
quy định chi tiết Luật BHXH và Luật An toàn, vệ sinh lao động về BHXH bắt buộc
đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
BHXH Việt Nam hướng dẫn một số nội
dung về cấp, tiếp nhận Chứng nhận đối tượng BHXH; dừng thu BHXH bắt buộc đối với
lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc để thực hiện Hiệp định giữa Chính phủ
nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Đại hàn Dân quốc về
BHXH (sau đây gọi chung là Hiệp định) như sau:
I. Một số từ ngữ theo
quy định tại Hiệp định, Thỏa thuận hành chính
1. Lao động phái cử
1.1. Lao động phái cử theo Điều 6 của
Hiệp định:
1.1.1. Người lao động Việt Nam làm việc
cho người sử dụng lao động có trụ sở đăng ký tại Việt Nam tham gia BHXH theo
quy định của pháp luật Việt Nam, được người sử dụng lao động Việt Nam cử đi làm
việc, thay mặt cho người sử dụng lao động Việt Nam trên lãnh thổ của Hàn Quốc.
Người lao động Hàn Quốc làm việc cho người sử dụng lao động có trụ sở đăng
ký tại Hàn Quốc tham gia BHXH theo quy định của pháp luật Hàn Quốc, được người sử
dụng lao động Hàn Quốc cử đi làm việc, thay mặt cho người sử dụng lao động Hàn Quốc trên lãnh thổ của Việt Nam
1.1.2. Người lao động Việt Nam làm việc
theo hợp đồng lao động tham gia BHXH theo quy định của pháp luật Việt Nam, được
phái cử bởi người sử dụng
lao động tại Việt Nam sang làm việc tại một chi nhánh hoặc một công ty con của
Việt Nam tại Hàn Quốc. Người lao động Hàn Quốc làm việc theo hợp đồng lao động
tham gia BHXH theo quy định của pháp luật Hàn Quốc, được phái cử bởi người sử dụng
lao động tại Hàn Quốc sang làm việc tại một chi nhánh hoặc một công ty con của
Hàn Quốc tại Việt Nam.
1.2. Thời gian phái cử:
Thời gian phái cư áp dụng trong vòng
60 tháng đầu tiên kể từ ngày phái
cử, được kéo dài thời gian phái cử (thời hạn tối đa là 36 tháng) nếu vẫn tiếp tục
làm việc cho người sử dụng lao động đó.
Trường hợp người lao động được phái cử
trước ngày Hiệp định có hiệu lực thời gian miễn trừ sẽ được tính bắt đầu từ ngày Hiệp
định có hiệu lực.
Trường hợp lao động phái cử về nước do
được điều động hoặc kết thúc hợp đồng lao động và phái cử lần nữa, thì việc
phái cử này được coi là phái cử mới và giai đoạn miễn trừ sẽ được tính lại.
2. Lao động tuyển dụng tại chỗ
Theo quy định tại Điều 7 Hiệp định:
Khi công dân Việt Nam tạm trú trên lãnh thổ Hàn Quốc và được tuyển dụng, làm
việc tại Hàn Quốc sẽ áp dụng Luật
Hưu trí Quốc gia của Hàn Quốc. Đối với lao động Hàn Quốc tạm trú trên lãnh thổ Việt Nam và
được tuyển dụng, làm việc tại Việt Nam, vẫn áp dụng theo Luật Hưu trí Quốc gia
Hàn Quốc trong thời gian làm công việc này không quá 60 tháng với điều kiện người
này chịu sự điều chỉnh của pháp luật Hàn Quốc.
3. Chứng nhận đối tượng BHXH theo Thỏa
thuận hành chính
Cơ quan BHXH Việt Nam cấp Chứng nhận đối
tượng BHXH cho người lao động Việt Nam đang tham gia BHXH theo quy định của
pháp luật Việt Nam, trên đó ghi khoảng thời gian Chứng nhận này sẽ có hiệu lực
và là cơ sở để người lao động
Việt Nam được miễn trừ tham gia BHXH theo pháp luật của Hàn Quốc.
Cơ quan Hưu trí Quốc gia Hàn Quốc cấp
Chứng nhận đối tượng BHXH cho người lao động Hàn Quốc đang tham gia BHXH theo
quy định của pháp luật Hàn Quốc, trên đó ghi khoảng thời gian Chứng nhận này sẽ
có hiệu lực và là cơ sở để người lao động
Hàn Quốc được miễn
trừ tham gia BHXH theo pháp luật của Việt Nam.
II. Cấp Chứng nhận đối
tượng BHXH đối với người lao động Việt Nam
1. Đối tượng cấp Chứng nhận đối tượng
BHXH
Lao động phái cử theo điểm 1.1, điểm
1.2 khoản 1 Mục I văn bản này.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận đối tượng
BHXH
2.1. Người lao động phái cử
- Quyết định phái cử;
- Đối với người tham gia lần đầu hoặc
đã có mã số
BHXH nhưng chưa đủ thông tin): Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, bảo
hiểm y tế (BHYT) (Mẫu TK1-TS ban
hành kèm theo Quyết định số 490/QĐ-BHXH ngày 28/3/2023 của Tổng Giám đốc BHXH
Việt Nam).
2.2. Đơn vị phái cử người lao động
- Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh
thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS
ban hành kèm theo Quyết định số 490/QĐ-BHXH ngày 28/3/2023 của Tổng Giám đốc
BHXH Việt Nam). Chỉ cần kê khai
các nội dung, thông tin tại các điểm: [01], [02], [12], [13], [14]. Trong đó, nội
dung [12] ghi: Đề nghị cấp Chứng nhận đối tượng
BHXH cho người lao động; nội dung [13] ghi: Danh sách (ghi rõ số lượng) người
lao động kèm theo;
- Trường hợp đơn vị phái cử người lao động
đi làm việc tại chi nhánh hoặc công ty con của người sử dụng lao động đó tại
Hàn Quốc: Kèm theo hồ sơ chứng minh đơn vị được hoạt động tại Hàn Quốc (bản sao
hợp đồng trúng thầu, nhận thầu
công trình, dự án ở Hàn Quốc; bản sao Chứng nhận đăng ký đầu tư tại Hàn Quốc);
- Báo cáo tình hình sử dụng lao động
và danh sách tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-LT ban hành kèm theo Quyết
định số 1040/QĐ-BHXH ngày 18/8/2020 của BHXH Việt Nam/ Trong đó kê khai danh
sách những lao động phái cử.
3. Quy trình cấp Chứng nhận đối
tượng BHXH
3.1. Người lao động phái cử
Kê khai Mẫu TK1-TS nộp cho đơn vị.
3.2. Đơn vị phái cử
Nhận hồ sơ của người lao động, kiểm
tra, xác định thông tin.
Nộp hồ sơ tại điểm 2.1 và điểm 2.2 mục
này cho cơ quan BHXH nơi đăng ký tham gia, đóng BHXH của đơn vị theo phương thức trực tiếp
(bản giấy) hoặc trực
tuyến.
3.3. Cơ quan BHXH
a) Cán bộ/bộ phận tiếp nhận hồ sơ:
- Tiếp nhận hồ sơ, thực hiện kiểm tra,
đối chiếu, chuyển đến Bộ phận
Thu- Sổ, Thẻ để giải
quyết. Trường hợp nộp hồ sơ giấy qua dịch vụ bưu chính hoặc tại cơ quan BHXH:
scan hồ sơ gốc và cập nhật vào phần mềm quản lý.
- Nhận Chứng nhận đối tượng BHXH từ
Phòng/bộ phận Thu
- Sổ, Thẻ để tra cho đơn
vị.
b) Phòng/ bộ phận Thu - Sổ, Thẻ: Thực hiện kiểm
tra, xác định đối tượng, đối chiếu trong phần mềm quản lý.
- Trường hợp hồ sơ đúng, đủ, thì nhập dữ
liệu vào phần mềm quản lý; ký mẫu Chứng nhận đối tượng BHXH (mẫu VN/KR1), chuyển
Giám đốc tỉnh/ huyện phê
duyệt, ký, chuyển Phòng/ bộ
phận tiếp nhận để trả đơn vị.
- Trường hợp hồ sơ chưa đúng, đủ: Lập
phiếu yêu cầu bổ
sung, hoàn thiện hồ sơ (Mẫu số 02
kèm theo Quyết định số 475/QĐ-BHXH ngày 27/3/2023 của Tổng Giám đốc BHXH Việt
Nam ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải
quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong ngành BHXH
Việt Nam) hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định chuyển Bộ phận tiếp
nhận hồ sơ để gửi lại đơn
vị.
- Định kỳ, hàng quý/năm: Lập Biểu trao
đổi dữ liệu về
chứng nhận đối tượng BHXH để theo dõi, tổng hợp, quản lý (mẫu VN/KR2).
c) Thời hạn giải quyết: Không quá 05
ngày kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ theo quy định.
3.4. Trường hợp người lao động được
phái cử quá 60 tháng thì đơn vị nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận đối tượng BHXH
đối với thời gian tiếp theo (hồ sơ chứng minh người lao động được kéo dài thời
gian phái cử (thời hạn tối đa là 36 tháng) hoặc hồ sơ chứng minh người lao động
được gia hạn hợp đồng tại nước
tiếp nhận cho cơ quan BHXH; Quy trình và hồ sơ cấp Chứng nhận đối tượng BHXH lần
sau thực hiện như đối với trường hợp cấp Chứng nhận đối tượng BHXH lần đầu.
III. Quy trình tiếp
nhận Chứng nhận đối tượng BHXH đối với người Hàn Quốc
1. Đối tượng được cơ quan Hưu trí Quốc
gia Hàn Quốc cấp Chứng nhận đối tượng BHXH
Lao động phái cử, lao động tuyển dụng tại chỗ theo khoản
1, khoản 2 Mục I.
2. Hồ sơ
2.1. Người lao động
- Bản chính (gốc) Chứng nhận đối tượng
BHXH do cơ quan Hưu trí quốc gia Hàn Quốc cấp;
- Đối với người lao động được tuyển dụng tại chỗ theo quy định
tại Hiệp định, thêm: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1- TS).
2.2. Đơn vị:
- Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh
thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3- TS).
Chỉ cần kê khai các nội dung, thông tin tại các điểm: [01], [02], [12], [13].
Trong đó, nội dung [12] ghi: Lao động Hàn Quốc phái cử /lao động
Hàn Quốc tuyển dụng tại chỗ/Công chức,
viên chức Hàn Quốc; nội dung [13]
ghi: Lao động phái cử/ tuyển dụng tại chỗ (ghi rõ số lượng) kèm
theo.
- Báo cáo tình hình sử dụng lao động và
danh sách tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-LT). Trong đó kê khai
danh sách lao động phái
cử, lao động tuyển dụng tại chỗ/ Công chức,
viên chức Hàn
Quốc.
3. Quy trình tiếp nhận Chứng nhận đối
tượng BHXH của người Hàn Quốc làm việc tại Việt Nam
3.1. Người lao động
Nộp hồ sơ tại điểm 2.1 mục này cho đơn
vị.
3.2. Đơn vị
- Nhận hồ sơ của người lao động, kiểm
tra, xác nhận thông tin.
- Nộp hồ sơ tại điểm 2.1 và điểm 2.2 mục
này cho cơ quan BHXH (tỉnh/ thành phố; quận/huyện) nơi đăng ký tham gia, đóng
BHXH cho người lao động theo phương thức trực tiếp (bản giấy) hoặc trực tuyến.
3.3. Cơ quan BHXH
a) Cán bộ/bộ phận tiếp nhận hồ sơ:
- Tiếp nhận hồ sơ, thực
hiện kiểm tra, đối chiếu, chuyển đến Phòng/
Bộ phận Thu-Sổ, Thẻ để giải
quyết ngay trong ngày; scan hồ sơ gốc và cập nhật vào phần mềm quản lý;
- Nhận Chứng nhận đối tượng BHXH từ
Phòng/Bộ phận Thu-Sổ, Thẻ để lưu
trữ theo quy định.
b) Phòng/Bộ phận Thu-Sổ, Thẻ
- Thực hiện kiểm tra, xác định đối tượng:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, chính xác
thì nhập dữ liệu vào phần mềm quản lý để thực hiện miễn đóng BHXH bắt
buộc đối với người lao động;
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chính
xác: Lập phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (Mẫu số 02 kèm theo Quyết định số
475/QĐ-BHXH ngày 27/3/2023 của BHXH Việt Nam ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động
của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một
cửa,
một
cửa liên thông trong ngành BHXH Việt Nam) hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định
chuyển Bộ phận tiếp
nhận hồ sơ để gửi lại đơn
vị;
- Chuyển (hồ sơ) Chứng nhận đối tượng
BHXH cho Phòng/ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ;
- Định kỳ hàng quý, năm: Tổng
hợp danh sách lao động Hàn Quốc nộp chứng nhận đối tượng theo mẫu Danh sách tiếp
nhận chứng nhận đối tượng BHXH của người Hàn Quốc; dừng tham gia BHXH của người
Việt Nam (Mẫu TNDT/HĐ) để theo dõi, quản lý.
c) Thời hạn giải quyết hồ sơ: Không
quá 05 ngày kể
từ
ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
IV. Dừng đóng BHXH,
xác nhận thời gian tham gia BHXH bắt buộc đối với người lao động Việt Nam đi
làm việc tại Hàn Quốc theo hợp đồng
1. Đối tượng và thời điểm dừng đóng:
Người lao động đi làm việc ở Hàn Quốc
theo hợp đồng đang tham
gia BHXH bắt buộc theo quy định tại Luật BHXH năm 2014 và Nghị định số
115/2015/NĐ-CP của Chính phủ dừng đóng BHXH bắt buộc từ ngày 01/01/2024. Từ
ngày 01/01/2024 tiếp tục đóng BHXH theo quy định của pháp luật Hàn Quốc, gồm:
- Người đi làm việc ờ Hàn Quốc theo hợp
đồng đưa người
lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa
người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép đưa người lao động
đi làm việc ở
nước
ngoài;
- Người đi làm việc ở Hàn Quốc theo
theo hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập
nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc theo hình thức
thực tập nâng cao tay nghề;
- Người đi làm việc ở Hàn Quốc theo
theo hợp đồng cá nhân.
2. Hồ sơ dừng đóng và xác nhận thời
gian tham gia BHXH
2.1. Người lao động (trường hợp đóng
trực tiếp cho cơ quan BHXH nơi thường trú của người lao động trước khi đi làm
việc ở nước ngoài):
- Kê khai Mẫu TK1-TS (Tờ khai tham gia, điều
chỉnh thông tin BHXH, BHYT). Chỉ cần kê khai các nội dung, thông tin mục II tại
các điểm: [13], [14], [18], riêng nội dung [18] ghi: dừng đóng BHXH để tham gia
BHXH tại Hàn Quốc;
- Hợp đồng lao động (HĐLĐ) có thời hạn
ở Hàn Quốc hoặc HĐLĐ được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn HĐLĐ hoặc HĐLĐ được
ký mới tại Hàn Quốc (bản sao).
2.2. Đơn vị (trường hợp người lao động
đóng BHXH thông qua đơn vị, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ được phép đưa người
lao động đi làm việc ở nước ngoài):
- Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh
thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3- TS).
Chỉ cần kê khai các nội dung, thông tin tại các điểm: [01], [02], [12], [13].
Trong đó, nội dung [12] ghi: Dừng đóng BHXH để tham gia
BHXH tại Hàn Quốc; nội dung [13] ghi: Danh sách lao động dừng đóng BHXH tại
Việt Nam (ghi rõ số lượng) kèm
theo;
- HĐLĐ có thời hạn ở Hàn Quốc hoặc
HĐLĐ được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn HĐLĐ hoặc HĐLĐ được ký mới tại Hàn
Quốc (bản sao);
- Báo cáo tình hình sử dụng lao động
và danh sách tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-LT), trong đó kê khai danh
sách lao động Việt
Nam dừng
đóng để
tham gia BHXH tại Hàn Quốc.
3. Trường hợp người lao động tại điểm
1 Mục này đã đóng BHXH từ 01/01/2024 thì cơ quan BHXH thực hiện hoàn trả số tiền
BHXH đã đóng từ ngày
01/01/2024 theo quy định.
4. Cơ quan BHXH thực hiện dừng thu
BHXH bắt buộc, xác nhận thời gian tham gia BHXH, trả tờ rời sổ BHXH, hoàn trả
(nếu có) đối với người đi làm việc tại Hàn Quốc tại điểm 1, điểm 3 Mục này theo
hướng dẫn tại Quyết định số 490/QĐ-BHXH ngày 28/3/2023 của BHXH Việt Nam.
5. Định kỳ, hàng quý/năm: Tổng hợp danh
sách người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc dừng đóng BHXH theo mẫu Danh sách
tiếp nhận chứng nhận đối tượng BHXH của người Hàn Quốc; dừng tham gia BHXH của
người Việt Nam (Mẫu TNDT/HĐ) để theo dõi, quản lý.
V. Tổ chức thực hiện
1. Các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam
1.1. Ban Quản lý Thu, Sổ - Thẻ: Hướng
dẫn, kiểm tra, đôn đốc BHXH tỉnh, thành phố triển khai thực hiện Hiệp định và
báo cáo kết quả thực hiện tại các Mục II, III và IV Văn bản
này.
1.2. Trung tâm Công nghệ thông tin
- Điều chỉnh phần mềm quản lý Thu, Sổ - Thẻ, thực
hiện quản lý người lao động Hàn Quốc phái cử, tuyển dụng tại chỗ, công
chức, viên chức Hàn Quốc (nếu có), cấp, tiếp nhận Chứng nhận đối tượng BHXH (VN/KR1),
biểu mẫu trao đổi dữ liệu Hiệp
định (mẫu VN/KR2) để BHXH các cấp thực hiện theo quy định, trong đó có cảnh báo
tự động đối với người
lao động sắp hết thời hạn miễn trừ;
- Hoàn thiện, nâng cấp ứng dụng VssID
phiên bản tiếng Hàn, hỗ trợ lao động
Hàn Quốc và các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc.
1.3. Trung tâm Truyền thông: Xây dựng
nội dung thông tin, tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện đến các đơn vị,
doanh nghiệp, người
lao
động, các cơ quan liên quan về nội dung Hiệp định, Thỏa thuận hành chính và việc
tổ chức thực hiện Hiệp định.
1.4. Văn phòng: Công bố thủ tục hành
chính về cấp chứng nhận đối tượng BHXH cho người Việt Nam đi làm việc ở Hàn Quốc;
tiếp nhận chứng nhận đối tượng BHXH của người Hàn Quốc làm việc tại Việt Nam.
1.5. Vụ Hợp tác quốc tế
Là đầu mối thực hiện việc tiếp nhận,
phản ánh những bất cập,
khó khăn, vướng mắc trong quá
trình tổ chức thực hiện để kịp thời báo
cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
Là đầu mối tổng hợp chung
và thực hiện trao đổi, cung cấp
thông tin thực hiện Hiệp định giữa BHXH Việt Nam và cơ quan Hưu trí Quốc gia
Hàn Quốc.
1.6. Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ, chăm
sóc khách hàng
- Phối hợp hoạt động chăm sóc khách
hàng, hỗ trợ, tư vấn, giải đáp các yêu cầu của khách hàng liên quan đến nội
dung Hiệp định, Thỏa thuận hành chính và Thỏa thuận thực hiện Hiệp định;
- Hỗ trợ, hướng dẫn người sử dụng lao
động và người lao
động Hàn Quốc tại Việt Nam sử dụng ứng dụng VssID phiên bản tiếng Hàn.
1.7. Vụ Pháp chế: Chủ trì, phối hợp với
các đơn vị liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để kiến nghị cơ
quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật
để đảm bảo thực
thi Hiệp định và tạo thuận lợi cho việc triển khai Hiệp định và Thỏa thuận hành
chính đã ký kết.
2. BHXH tỉnh, thành phố
- Rà soát, hướng dẫn, đôn đốc đơn vị
có sử dụng, quản lý người lao động Hàn Quốc, người lao động đang tham gia BHXH
bắt buộc có liên quan thực hiện Hiệp định và các nội dung nêu tại các Mục II,
III Văn bản này;
- Thông báo trực tiếp đến người lao động,
hoặc thân nhân người lao động (đối với trường hợp người đi làm việc ở Hàn Quốc
đóng tiền trực tiếp cho cơ quan BHXH), hoặc doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa
người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép đưa người
lao động đi làm việc ở nước ngoài (đối với trường hợp người đi làm việc ở Hàn Quốc theo
hợp đồng đóng tiền BHXH thông
qua doanh nghiệp/tổ
chức
dịch vụ) về thời điểm dừng đóng BHXH tại Việt Nam để tiếp tục tham gia BHXH tại
Hàn Quốc theo Hiệp định nêu tại mục IV Văn bản này;
- Phối hợp các cơ quan, đơn vị liên
quan tại địa phương thông tin, tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông
tin đại chúng về chính sách BHXH đối với người lao động Việt Nam đi làm việc tại
Hàn Quốc theo hợp đồng;
- Cập nhật kết quả thực hiện các nội
dung nêu tại Mục II, III Văn bản này vào phần mềm để theo dõi quản
lý (Mẫu VN/KR1, mẫu VN/KR2, mẫu TNDT/HĐ).
Trên đây là một số nội dung hướng dẫn
thực hiện Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và
Chính phủ nước Đại hàn Dân quốc về BHXH. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu
có vướng mắc, BHXH tỉnh,
thành phố kịp thời phản ánh về BHXH Việt Nam để nghiên cứu, giải quyết./.
Nơi nhận:
-
Như trên;
-
Các Bộ: Ngoại giao, Tư pháp, LĐTBXH (để b/c);
-
Tổng Giám đốc (để b/c);
-
Các Phó Tổng Giám đốc;
-
Các đơn vị trực
thuộc BHXH Việt Nam;
-
Lưu: VT, TST.
|
KT. TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Trần Đình Liệu
|