|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Công văn 3945/LĐTBXH-LĐTL giải đáp một số quy định của Bộ luật Lao động
Số hiệu:
|
3945/LĐTBXH-LĐTL
|
|
Loại văn bản:
|
Công văn
|
Nơi ban hành:
|
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
|
|
Người ký:
|
Hoàng Minh Hào
|
Ngày ban hành:
|
30/09/2015
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
Giải đáp một số quy định của Bộ luật Lao động
Đó là nội dung tại Công văn 3945/LĐTBXH-LĐTL do Bộ Lao động Thương binh Xã hội ban hành vào ngày 30/9/2015.Cụ thể, thời gian làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc cho người lao động (NLĐ) được hướng dẫn như sau:
Là tổng thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động (NSDLĐ) trừ đi thời gian NLĐ đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) theo quy định pháp luật và thời gian làm việc đã được NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc. Trong đó:
- Thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho NSDLĐ bao gồm cả thời gian NLĐ nghỉ hưởng chế độ theo Luật bảo hiểm xã hội.
- Thời gian NLĐ đã tham gia BHTN gồm: thời gian NSDLĐ đã đóng BHTN và thời gian NSDLĐ đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của NLĐ một khoản tiền tương đương với mức đóng BHTN theo quy định pháp luật.
Ngoài ra, Công văn 3945/LĐTBXH-LĐTL cũng giải đáp một số quy định khác như:
- Về tham gia BHTN đối với thời gian thử việc.
- Về việc chi trả tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cùng lúc với kỳ trả lương của NLĐ.
- Về tiền lương tính trả tiền làm thêm giờ, tiền nghỉ lễ, tiền nghỉ phép.
BỘ LAO ĐỘNG –
THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3945/LĐTBXH-LĐTL
V/v: giải đáp một số quy định của Bộ Luật
Lao động
|
Hà Nội, ngày 30 tháng 09 năm 2015
|
Kính
gửi: Công ty trách nhiệm hữu hạn Vina Korea
(Lô 13, Khu Công Nghiệp Khai Quang, phường Khai Quang, thành
phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc)
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
nhận được công văn số 123/2015/CV-NS ngày 07/8/2015 của quý Công ty đề nghị hướng
dẫn một số quy định của Bộ luật Lao động. Sau khi xem xét, Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội có ý kiến như sau:
1. Thời gian làm căn cứ tính trả trợ
cấp thôi việc cho người lao động
Theo quy định tại Khoản
3 Điều 14 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ thì thời
gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm
việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham
gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã
được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Trong đó: thời gian người
lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm cả thời gian
người lao động nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Thời
gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: thời gian người sử
dụng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời
gian người sử dụng lao động đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao
động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định
của pháp luật. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc được tính theo năm
(đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được
tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.
Như vậy, trường hợp người lao động chấm
dứt hợp đồng lao động mà có thời gian không tham gia bảo hiểm thất nghiệp do
nghỉ ốm hoặc nghỉ hưởng chế độ thai sản từ đủ 01 tháng trở lên thì công ty có
trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đối với thời gian nêu
trên.
2. Về tham gia bảo hiểm thất nghiệp đối
với thời gian thử việc
Theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội
(2006, 2014) thì người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định
thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên (từ ngày 01/01/2018
là hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên) thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm
xã hội bắt buộc.
Theo quy định tại Điều
26, Điều 27 của Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động và người lao động
có thể thỏa thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian
thử việc. Nếu có thỏa thuận về việc làm thử thì các bên có
thể giao kết hợp đồng thử việc. Hợp đồng thử việc phải có các nội dung quy định
tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h Khoản 1 Điều 23 của Bộ luật
này, không bao gồm nội dung về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
Căn cứ quy định nêu trên thì thời
gian thử việc theo hợp đồng thử việc, người lao động không thuộc đối tượng tham
gia bảo hiểm xã hội.
3. Về việc chi trả tiền đóng bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động
Theo quy định của pháp luật về bảo hiểm
xã hội thì việc tham gia bảo hiểm xã hội thực hiện theo tháng, không quy định
tham gia theo ngày. Tại Khoản 3 Điều 85 của Luật bảo hiểm xã hội
năm 2014 quy định người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14
ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó.
Theo Khoản 3 Điều 186
của Bộ luật Lao động thì đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia
bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì
ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi
trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người
lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo
hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định.
Đối chiếu với trường hợp nêu tại mục 3 công văn số 9876/BTC-TCDN nêu trên thì người lao động thuộc
đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm
thất nghiệp bắt buộc. Vì vậy, người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội
bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo
đúng quy định của pháp luật, về trình tự, thủ tục và thời điểm đóng bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế cho người lao động, đề nghị Công ty trao đổi với cơ quan bảo hiểm xã hội để được hướng dẫn.
4. Về tiền lương tính trả tiền làm
thêm giờ, tiền nghỉ lễ, nghỉ phép
Theo quy định tại Khoản
1 Điều 90 của Bộ luật Lao động thì tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng
lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc
theo thỏa thuận. Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc
hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Vì vậy, tiền lương làm
căn cứ để trả các chế độ cho người lao động như làm thêm giờ, tiền nghỉ phép,
nghỉ lễ là tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp
lương và các khoản bổ sung khác.
Căn cứ vào quy định nêu trên, Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội đề nghị Công ty trách nhiệm hữu hạn Vina Korea đối
chiếu với từng trường hợp cụ thể để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- TT. Phạm Minh Huân (để b/c);
- Lưu VT, Vụ LĐTL.
|
TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG LAO ĐỘNG – TIỀN LƯƠNG
PHÓ VỤ TRƯỞNG
Hoàng Minh Hào
|
Công văn 3945/LĐTBXH-LĐTL năm 2015 về giải đáp một số quy định của Bộ Luật Lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
THE MINISTRY OF
LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
-------
|
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------
|
No. 3945/LDTBXH-LDTL
Re: guidance on the Labor Code
|
Hanoi,
September 30, 2015
|
To: Vina
Korea Co., Ltd
(Lot 13, Khai Quang industrial park, Khai Quang ward, Vinh Yen city, Vinh
Phuc city) The Ministry of Labor, War Invalids and Social
Affairs has been received Official Dispatch No. 123/2015/CV-NS of Vina Korea
Co., Ltd dated August 7, 2015 on request for guidance on a number of provisions
of the Labor Code. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs
hereby provide guidance as follows: 1. The working time serving as the basis for
determining severance pay for employees Pursuant to Clause 3 Article 14 of Decree No.
05/2015/ND-CP dated January 12, 2015 of the Government, the working time
serving as the basis for determining severance pay is total of actual working
time minus (-) the period of unemployment insurance payment as prescribed by
law, and the working time for which severance pay is offered by the employer.
The actual working time includes paid leaves under the provisions of the Law on
Social Insurance. The period of unemployment insurance payment includes: the
period over which the employee has paid unemployment insurance premiums in
accordance with the law, and the corresponding period over which unemployment
insurance premiums are paid by the employer. Working time serving as the basis
for severance pay shall be expressed as full years. The period of 1 month to
under 6 months shall be rounded up to ½ year; the period of 6 months and longer
shall be rounded up to 01 year. Therefore, in case an employee terminates the labor
contract and has a period of at least 01 month in which he/she has not paid
unemployment insurance because of his/her sickness or maternity, the company
must pay severance pay to the employee for this period. 2. Unemployment insurance in the probation period Pursuant to Law on Social insurance (2006, 2014),
it is compulsory for employees working under indefinite-term labor contracts
and definite-term labor contracts of at least 03 months (at least 01 month from
January 1, 2018) to have social insurance. Pursuant to Article 26 and Article 27 of the Labor
Code, an employer and an employee may reach an agreement on the probation, the
rights and obligations of both parties during the probation period. If an
agreement on the probation is reached, both parties may enter into a probation
contract. A probation contract must have the contents specified at Points a, b,
c, d, dd, g and h, Clause 1, Article 23 of this Code, none of them require
social insurance and health insurance. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 3. Social insurance and health insurance premiums
paid for employees together with their wages According to law on social insurance, the social
insurance premiums shall be paid monthly, not daily. Pursuant to Clause 3
Article 85 of the Law on Social insurance 2014, employees who neither work nor
receive wages for 14 working days or more in a month are not required to pay
social insurance premiums in that month. Pursuant to Clause 3 Article 186 of the Labor Code,
if an employee is not compulsory to have social insurance, health insurance and
unemployment insurance, the employer shall simultaneously pay to the employee a
wage and an amount equivalent to premium of compulsory social insurance, health
insurance and unemployment insurance, and annual leave payment in accordance
with regulations. According to the case mentioned in Section 3 of
Official Dispatch No. 9876/BTC-TCDN, the employee shall be compulsory to have
social insurance, compulsory health insurance, and compulsory unemployment
insurance. Consequently, the employee must pay premiums of social insurance,
health insurance, and unemployment insurance for employees as prescribed.
Procedures and time of payment of social insurance and health insurance shall
be prescribed by social security agency. 4. Wages for overtime work, public holidays and
annual leaves Pursuant to Clause 1 Article 90 of the Labor Code,
wage is a monetary amount which is paid by an employer to an employee to do a
job as agreed by both parties. Wage includes a wage amount which is based on
the work or position, wage allowance(s) and other additional payments.
Accordingly, the wage amount according to the work, position, wage allowance(s)
and other additional payments shall serve as the basis for payment of work
overtime, annual leaves, and public holidays. Vina Korea Co., Co., Ltd must apply aforesaid
regulations on a case-by-case basis./. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Công văn 3945/LĐTBXH-LĐTL ngày 30/09/2015 về giải đáp một số quy định của Bộ Luật Lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
13.484
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|