Theo đó, nguyên giá tài sản cố định được thay đổi trong các trường hợp sau:
- Đánh giá lại giá trị tài sản cố định khi thực hiện kiểm kê theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Thực hiện nâng cấp, mở rộng tài sản cố định theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
- Tháo dỡ một hay một số bộ phận tài sản cố định (trong trường hợp giá trị bộ phận tài sản cố định tháo dỡ đang được hạch toán chung trong nguyên giá tài sản cố định).
- Lắp đặt thêm một hay một số bộ phận tài sản cố định. (Mới)
- Tài sản cố định bị mất một phần hoặc hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, sự cố bất khả kháng hoặc những tác động đột xuất khác (trừ trường hợp tài sản đã được khôi phục lại thông qua bảo hiểm tài sản công). (Mới)
- Điều chỉnh giá trị quyền sử dụng đất đối với các trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 7 Thông tư 23/2023/TT-BTC theo quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 103 Nghị định 151/2017/NĐ-CP .
Việc tính hao mòn tài sản cố định CQNN được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
- Việc tính hao mòn tài sản cố định thực hiện mỗi năm 01 lần vào tháng 12, trước khi khóa sổ kế toán.
- Tài sản cố định quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 11 Thông tư 23/2023/TT-BTC thực hiện tính hao mòn và trích khấu hao tài sản cố định theo quy định tại Điều 15 Thông tư 23/2023/TT-BTC .
- Đối với tài sản cố định mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận từ cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp khác theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong năm thì việc tính hao mòn trong năm đó được thực hiện tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận tài sản.
Xem thông tin chi tiết tại Thông tư 23/2023/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 10/6/2023 và thay thế Thông tư 45/2018/TT-BTC ngày 07/5/2018.