Theo đó, công tác kiểm sát việc giải quyết phá sản bắt đầu từ khi:
- VKS nhận được quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đến khi có quyết định có hiệu lực pháp luật giải quyết đề nghị xem xét lại, kiến nghị về việc trả lại đơn (nếu có); hoặc
- VKS nhận được thông báo thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đến khi có quyết định giải quyết phá sản của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà không có kiến nghị, kháng nghị, đề nghị xem xét lại.
Cụ thể, trong trường hợp kiểm sát việc giải quyết phá sản trước khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản thì việc kiểm sát việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản như sau:
- Khi nhận được Thông báo thụ lý đơn, công chức phải vào sổ thụ lý, lập phiếu kiểm sát thông báo việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
- Công chức kiểm sát thời hạn gửi, đối tượng được gửi thông báo thụ lý đơn; tư cách pháp lý của người nộp đơn; thẩm quyền, thủ tục thụ lý đơn.
- Nếu phát hiện có vi phạm thì tập hợp và báo cáo Lãnh đạo VKS thực hiện quyền kiến nghị.
Quyết định 435/QĐ-VKSTC có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY