Theo đó, việc chỉ định và thay đổi hình thức chỉ định và thực hiện điều trị ban ngày bằng Y học cổ truyền như sau:
- Việc chỉ định điều trị nội trú ban ngày bằng y học cổ truyền đối với người bệnh thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và phải đáp ứng tiêu chí sau đây: tình trạng sức khỏe, bệnh lý của người bệnh phải điều trị nội trú và không cần theo dõi, điều trị liên tục 24/24 giờ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, mục đích, yêu cầu của điều trị bằng y học cổ truyền.
- Việc thay đổi hình thức điều trị do người hành nghề quyết định trên cơ sở tình trạng của người bệnh và phải:
+ Tuân thủ các điều kiện áp dụng hình thức điều trị quy định tại Điều 76, Điều 77 và Điều 78 Luật khám bệnh chữa bệnh 2023;
+ Ghi chép đầy đủ diễn biến bệnh lý trong hồ sơ bệnh án, quá trình điều trị, sơ kết bệnh án khi thay đổi hình thức điều trị theo quy định;
+ Thời gian thay đổi hình thức điều trị được xác định tại thời điểm ghi trong hồ sơ bệnh án.
- Việc điều trị ban ngày được thực hiện theo quy định tại Điều 77 và Điều 78 của Luật khám bệnh chữa bệnh 2023.
- Người hành nghề chỉ định điều trị ban ngày bằng y học cổ truyền phải hướng dẫn người bệnh cách theo dõi, phát hiện các dấu hiệu bất thường về bệnh lý trong trường hợp người bệnh không trong thời gian điều trị tại bệnh viện.
Bên cạnh đó, thì hồ sơ bệnh án sử dụng trong điều trị ban ngày bằng y học cổ truyền sẽ thực hiện theo mẫu bệnh án nội trú y học cổ truyền quy định tại Thông tư 32/2023/TT-BYT .
- Người hành nghề có trách nhiệm chỉ định điều trị ban ngày và thể hiện rõ nội dung chỉ định trong Phiếu khám bệnh vào viện khi người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp thay đổi hình thức điều trị tại điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 56/2024/TT-BYT .
Thông tư 56/2024/TT-BYT có hiệu lực kể từ ngày 18/02/2024. Thông tư 01/2019/TT-BYT hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư 56/2024/TT-BYT có hiệu lực.