Thông tư quy định trình tự điều tra, đánh giá tài nguyên khoáng sản cát biển được chia thành hai giai đoạn:
- Điều tra tài nguyên khoáng sản cát biển nhằm dự báo tài nguyên cấp 334a và khoanh định các khu vực có triển vọng để chuyển sang giai đoạn đánh giá;
- Đánh giá tài nguyên khoáng sản cát biển nhằm làm rõ quy mô, chất lượng khoáng sản cát biển, tính tài nguyên cấp 333, cấp 222 và khoanh định các khu vực đủ điều kiện chuyển giao thăm dò, khai thác.
Trong đó, nội dung điều tra tài nguyên khoáng sản cát biển bao gồm:
(1) Công tác văn phòng trước thực địa
- Thu thập các tài liệu về địa chất, khoáng sản, môi trường, địa chất công trình, hải văn và các tài liệu liên quan khác;
- Tổng hợp, xử lý, phân tích, dự kiến các khu vực có khoáng sản cát biển dựa trên các tiền đề, dấu hiệu địa chất, địa vật lý.
(2) Công tác trắc địa
(3) Công tác địa vật lý
- Đo địa chấn nông phân giải cao;
- Đo sonar quét sườn.
(4) Công tác địa chất: Thành lập bản đồ trầm tích tầng mặt, bản đồ phân vùng triển vọng và dự báo tài nguyên cấp 334a tỷ lệ 1:50.000.
(5) Thi công công trình điều tra, lấy mẫu trong công trình điều tra.
(6) Lấy, gia công và phân tích mẫu.
(7) Tổng hợp tài liệu, tính tài nguyên cấp 334a, khoanh định, đề xuất các khu vực có triển vọng.
Nội dung đánh giá tài nguyên khoáng sản cát biển bao gồm:
(1) Công tác trắc địa
(2) Công tác địa vật lý
- Đo địa chấn nông phân giải cao;
- Đo sonar quét sườn.
(3) Công tác địa chất: Thành lập các loại bản đồ trầm tích tầng mặt, thủy - thạch động lực, địa chất môi trường - tai biến địa chất.
(4) Công tác điều tra địa mạo đáy biển.
(5) Thi công công trình đánh giá, lấy mẫu trong công trình đánh giá.
(6) Lấy, gia công và phân tích mẫu.
(7) Dự báo tác động của hoạt động khai thác.
(8) Xác định khả năng sử dụng, phương pháp và công nghệ khai thác cát biển.
(9) Tổng hợp tài liệu, tính tài nguyên cấp 333, cấp 222, khoanh định, đề xuất khu vực triển vọng khoáng sản cát biển để chuyển giao thăm dò, khai thác.
Xem chi tiết nội dung tại Thông tư 32/2024/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành từ 28/01/2025.