Toàn bộ chế độ tiền lương dạy thêm giờ của giáo viên (mới nhất)

14/08/2019 08:10 AM

Trong bài viết này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT sẽ tổng hợp và gửi đến quý khách hàng quy định về chế độ trả lương dạy thêm giờ, cách tính lương dạy thêm giờ của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS, THPT hiện hành.

Quý Nguyễn
File word các VB quy định về chế độ tiền lương dạy thêm của giáo viên

1. Đối tượng áp dụng

Giáo viên mầm non, tiểu học, THCS, THPT (kể cả giáo viên làm công tác quản lý, kiêm nhiệm công tác Đảng, đoàn thể hoặc được phân công làm nhiệm vụ tổng phụ trách Đội) thuộc danh sách trả lương đã được phê duyệt, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.

2. Điều kiện áp dụng

Những đối tượng nêu trên được hưởng tiền dạy thêm khi đã được xếp lương theo  Nghị định 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ, hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy, các nhiệm vụ công tác khác theo chế độ làm việc quy định tại các văn bản sau:

- Quyết định 13/2013/QĐ-TTg ngày 06/02/2013;

- Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT quy định chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non ngày 25/10/2011;

- Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ngày 21/10/2009;

- Thông tư 01/2018/TT-BNV về hướng dẫn Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngày 08/01/2018.

3. Cách tính tiền lương dạy thêm

Tiền lương dạy thêm giờ được tính theo các công thức sau:

Tiền lương dạy thêm giờ/năm học = Số giờ dạy thêm/năm học x Tiền lương 01 giờ dạy x 150%

Trong đó:

(1) Tiền lương 01 giờ dạy = [(Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm học) : (Định mức giờ dạy/năm)] x [Số tuần dành cho giảng dạy (dạy trẻ)/52 tuần]

Đối với giáo viên làm công tác quản lý, làm tổng phụ trách Đội, cán bộ Đoàn, Hội ở được tính theo công thức nêu trên với định mức giờ dạy/năm là định mức giờ dạy/năm của giáo viên cùng bậc học, cấp học, bộ môn của cơ sở giáo dục đó.

(2) Số giờ dạy thêm/năm học = [Số giờ dạy thực tế/năm học + Số giờ dạy quy đổi/năm học (nếu có) + Số giờ dạy tính thêm/năm học (nếu có) + Số giờ dạy được giảm theo chế độ/năm học (nếu có)] - (Định mức giờ dạy/năm)

(3) Định mức giờ dạy/năm được tính như sau:

- Đối với trường mầm non:

+ Định mức với giáo viên = (Số giờ dạy trẻ học 2 buổi/ngày) x (Số ngày làm việc/tuần) x (Số tuần dạy trẻ/năm học)

+ Định mức với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng = (Số giờ trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục/tuần của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) x (Số tuần dạy trẻ/năm học)

- Đối với trường tiểu học, THCS, THPT:

+ Định mức với giáo viên = [Định mức tiết dạy (tiêu chuẩn giờ giảng)/tuần] x (Số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục/năm học)

+ Định mức với hiệu trưởng, hiệu phó, giáo viên làm Tổng phụ trách Đội, giáo viên là cán bộ Đoàn, Hội = (Định mức tiết dạy/tuần của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; giáo viên làm Tổng phụ trách; cán bộ Đoàn, Hội) x (Số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục/năm học)

LƯU Ý:

- Chỉ thanh toán tiền lương dạy thêm giờ ở đơn vị hoặc bộ môn thiếu số lượng nhà giáo do cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Đơn vị hoặc bộ môn không thiếu giáo viên thì chỉ được thanh toán tiền lương dạy thêm giờ khi:

Có giáo viên nghỉ ốm, nghỉ thai sản theo quy định của Luật BHXH hoặc đi học tập, bồi dưỡng, tham gia đoàn kiểm tra, thanh tra và tham gia những công việc khác do cấp có thẩm quyền phân công, điều động phải bố trí nhà giáo khác dạy thay.

- Tiền lương của một tháng làm căn cứ tính trả tiền lương dạy thêm giờ của nhà giáo, bao gồm: mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng, các khoản phụ cấp lương và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).

- Thời gian không trực tiếp tham gia giảng dạy nhưng được tính hoàn thành đủ số giờ giảng dạy và được tính vào giờ dạy quy đổi, bao gồm:

+ Thời gian nghỉ ốm, nghỉ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội;

+ Thời gian đi làm nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền phân công, điều động.

Căn cứ pháp lý: Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 08/3/2013.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 147,266

Bài viết về

lĩnh vực Lao động - Tiền lương

VĂN BẢN NỔI BẬT MỚI CẬP NHẬT
  • 15:40 | 22/07/2024 Thông tư 12/2024/TT-BKHĐT ngày 28/6/2024 quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
  • 15:30 | 22/07/2024 Nghị định 91/2024/NĐ-CP ngày 18/7/2024 sửa đổi Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp
  • 11:50 | 22/07/2024 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 36/2024/QH15 ngày 27/6/2024
  • 11:45 | 22/07/2024 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 34/2024/QH15 ngày 24/6/2024
  • 16:00 | 20/07/2024 Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp 2024 38/2024/QH15 ngày 27/6/2024
  • 15:50 | 20/07/2024 Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024 37/2024/QH15 ngày 27/6/2024
  • 11:40 | 20/07/2024 Thông tư 49/2024/TT-BTC ngày 16/7/2024 hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2025-2027
  • 10:30 | 20/07/2024 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2024 42/2024/QH15 ngày 29/6/2024
  • 10:20 | 20/07/2024 Luật Thủ đô 2024 39/2024/QH15 ngày 28/6/2024
  • 10:05 | 20/07/2024 Luật Cảnh vệ sửa đổi 2024 40/2024/QH15 ngày 28/6/2024
3.145.84.96

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn