Tải App trên Android

Câu hỏi kèm đáp án tuần 7 Cuộc thi tìm hiểu 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Hồ Quốc Tuấn
15/04/2024 10:44 AM

Xin cho tôi biết câu hỏi kèm đáp án tuần 7 Cuộc thi tìm hiểu 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ? - Hồng Hạnh (Cần Thơ)

Câu hỏi kèm đáp án tuần 7 Cuộc thi tìm hiểu 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn

Câu hỏi kèm đáp án tuần 7 Cuộc thi tìm hiểu 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Câu hỏi kèm đáp án tuần 7 Cuộc thi tìm hiểu 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn

Tuần 7 Cuộc thi tìm hiểu 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn bắt đầu từ lúc 9h00 ngày 15/4/2024 và kết thúc vào 16h00 ngày 19/4/2024. Dưới đây là câu hỏi kèm đáp án tuần 7 Cuộc thi tìm hiểu 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn:

Câu 1:

Hãy cho biết trận đánh nào ở Gia Lai trong kháng chiến chống Pháp được ví như Điện Biên Phủ ở Liên khu V? trận đánh đó diễn ra vào ngày tháng năm nào? Do đơn vị nào trực tiếp tham gia chiến đấu?

A. Chiến thắng Đak Pơ; ngày 26/6/1954; Trung đoàn 47.

B. Chiến thắng Đak Pơ; ngày 23/6/1954; Trung đoàn 95.

C. Chiến thắng Đak Pơ; ngày 24/6/1954; Trung đoàn 96.

D. Chiến thắng Đak Pơ; ngày 25/6/1954; Trung đoàn 48.

Câu 2:

Tổ chức hoàn chỉnh của tiểu đoàn 301, Đoàn 559 vào thời điểm cuối tháng 5/1959 gồm bao nhiêu cán bộ chiến sỹ? được tổ chức thành mấy đội?

A. 400 cán bộ chiến sỹ; 09 đội (gồm 07 đội làm nhiệm vụ vận tải; 01 đội trinh sát bảo vệ và 01 đội làm nhiệm vụ xây dựng hậu cứ).

B. 420 cán bộ chiến sỹ; 10 đội (gồm 08 đội làm nhiệm vụ vận tải; 01 đội trinh sát bảo vệ và 01 đội làm nhiệm vụ xây dựng hậu cứ).

C. 440 cán bộ chiến sỹ; 11 đội (gồm 09 đội làm nhiệm vụ vận tải; 01 đội trinh sát bảo vệ và 01 đội làm nhiệm vụ xây

dựng hậu cứ).

D. 460 cán bộ chiến sỹ; 12 đội (gồm 10 đội làm nhiệm vụ vận tải; 01 đội trinh sát bảo vệ và 01 đội làm nhiệm vụ xây dựng hậu cứ).

Câu 3:

Khẩu hiệu có tính chất mệnh lệnh của Đoàn 559 trong những năm đầu mở đường Trường Sơn là gì?

A. “Ở không nhà, đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”.

B. “Ở không nhà, đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng; quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược".

C. “Ở không nhà, đi không để dấu, nấu không để khói, nói không thành tiếng”.

D. “Ở không nhà, đi không để dấu, nấu không để khói, nói không thành tiếng; phục vụ chiến trường đánh to thắng lớn”.

Câu 4:

Theo quyết định số 1272/QĐ-TTg, ngày 12/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ, di tích quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ gồm bao nhiêu di tích thành phần?

A. 35 di tích thành phần.

B. 40 di tích thành phần.

C. 45 di tích thành phần.

D. 50 di tích thành phần.

Câu 5:

Hãy cho biết, trong hai năm chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, Bộ đội Trường Sơn, qua tuyến đường Hồ Chí Minh đã giao cho các chiến trường bao nhiêu tấn hàng?

A. Hơn 303.500 tấn.

B. Hơn 403.300 tấn.

C. Hơn 450.300 tấn.

D. Hơn 500.500 tấn.

Câu 6:

Hãy cho biết “hiệu lệnh” tiến công kết thúc Chiến dịch Điện Biên Phủ vào lúc 20 giờ 30 phút ngày 06/5/1954 là gì?

A. Tiếng nổ của khối bộc phá 960kg ở đồi A1.

B. Tiếng nổ của khối bộc phá 960kg ở đồi C1.

C. Tiếng nổ của khối bộc phá 960kg ở đồi D1.

D. Tiếng nổ của khối bộc phá 960kg ở đồi E1.

Câu 7:

Trải qua 16 năm xây dựng, chiến đấu và thực hiện nhiệm vụ chi viện chiến lược (1959-1975), Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh đã xây dựng được tổng số bao nhiêu km đường ống dẫn xăng dầu phục vụ chiến đấu, chi viện chiến trường?

A. 1.200km đường ống dẫn xăng dầu.

B. 1.400km đường ống dẫn xăng dầu.

C. 1.600km đường ống dẫn xăng dầu.

D. 1.800km đường ống dẫn xăng dầu.

Câu 8:

Hãy cho biết kết quả nào sau đây là đúng?

A. Sau 56 ngày đêm chiến đấu vô cùng anh dũng, ta tiêu diệt và bắt sống 16.000 tên địch; thu 28 khẩu pháo, 7.915 khẩu súng, 13 xe tăng, 64 ô tô, 43 tấn dụng cụ thông tin, 20 tấn thuốc quân y, 40 tấn đồ hộp, 40.000 lít xăng dầu; bắn rơi 60 máy bay các loại.

B. Sau 56 ngày đêm chiến đấu vô cùng anh dũng, ta tiêu diệt và bắt sống 16.100 tên địch; thu 28 khẩu pháo, 6.915 khẩu súng, 08 xe tăng, 64 ô tô, 43 tấn dụng cụ thông tin, 20 tấn thuốc quân y, 40 tấn đồ hộp, 40.000 lít xăng dầu; bắn rơi 61

máy bay các loại.

C. Sau 56 ngày đêm chiến đấu vô cùng anh dũng, ta tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên địch; thu 28 khẩu pháo, 5.915 khẩu súng, 03 xe tăng, 64 ô tô, 43 tấn dụng cụ thông tin, 20 tấn thuốc quân y, 40 tấn đồ hộp, 40.000 lít xăng dầu; bắn rơi 62 máy bay các loại.

D. Sau 56 ngày đêm chiến đấu vô cùng anh dũng, ta tiêu diệt và bắt sống 16.300 tên địch; thu 38 khẩu pháo, 5.915 khẩu súng, 16 xe tăng, 64 ô tô, 43 tấn dụng cụ thông tin, 20 tấn thuốc quân y, 40 tấn đồ hộp, 40.000 lít xăng dầu; bắn rơi 63 máy bay các loại.

Câu 9:

Theo Nghị quyết 38/2004/QH11 của Quốc hội về chủ trương xây dựng đường Hồ Chí Minh, thông số cơ bản về tổng chiều dài toàn tuyến đường là bao nhiêu kilomet; điểm đầu và điểm cuối của tuyến là ở địa điểm nào?

A. Tổng chiều dài toàn tuyến đường là 2.707km. Điểm đầu: Trùng Khánh - tỉnh Cao Bằng; điểm cuối: Năm Căn - tỉnh Cà Mau.

B. Tổng chiều dài toàn tuyến đường là 3.067km. Điểm đầu: Pác Bó - tỉnh Cao Bằng; điểm cuối: Năm Căn - tỉnh Cà Mau.

C. Tổng chiều dài toàn tuyến đường là 3.167km. Điểm đầu: Pác Bó - tỉnh Cao Bằng; điểm cuối: Đất Mũi - tỉnh Cà Mau.

D. Tổng chiều dài toàn tuyến đường là 3.267km. Điểm đầu: Trùng Khánh - tỉnh Cao Bằng; điểm cuối: Thạnh Phú - tỉnh Bến Tre.

Câu 10:

Với tư tưởng bố trí những lực lượng mạnh, những cán bộ mạnh vào các khu vực trọng yếu, có nhiều khó khăn, đến tháng 9/1969, việc sắp xếp lực lượng, bố trí đội hình đã được Đảng ủy, Bộ tư lệnh Đoàn 559 thực hiện như thế nào trên toàn tuyến?

A. Lực lượng toàn Đoàn được huy động gồm: 15 binh trạm, 3 trung đoàn công binh cơ động, 3 trung đoàn pháo cơ động, 5 trung đoàn bộ binh, 2 bệnh viện.

B. Lực lượng toàn Đoàn được huy động gồm: 17 binh trạm, 5 trung đoàn công binh cơ động, 4 trung đoàn pháo cơ động, 3 trung đoàn bộ binh, 2 bệnh viện.

C. Lực lượng toàn Đoàn được huy động gồm: 17 binh trạm, 4 trung đoàn công binh cơ động, 5 trung đoàn pháo cơ động, 2 trung đoàn bộ binh, 2 bệnh viện.

D. Lực lượng toàn Đoàn được huy động gồm: 22 binh trạm, 3 trung đoàn công binh cơ động, 3 trung đoàn pháo cơ động, 3 trung đoàn bộ binh, 2 bệnh viện.

Câu 11:

Tính đến năm 1968, Đoàn 559 có bao nhiêu binh trạm? bao nhiêu trung đoàn? Quân số bao nhiêu người?

A. 24 binh trạm, 20 trung đoàn; quân số lên đến 70.000 người.

B. 25 binh trạm, 21 trung đoàn; quân số lên đến 74.000 người.

C. 26 binh trạm, 22 trung đoàn; quân số lên đến 78.000 người.

D. 25 binh trạm, 23 trung đoàn; quân số lên đến 80.000 người.

Câu 12:

Bia ghi dấu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đường Trường Sơn Đường Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Gia Lai được đặt ở đâu?

A. Ngã ba quốc lộ 19 và quốc lộ 14c, thuộc địa phận làng Mook Trang, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ.

B. Ngã ba quốc lộ 19 và quốc lộ 14c, thuộc địa phận làng Mook Đen, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ.

C. Ngã ba quốc lộ 19 và quốc lộ 14c, thuộc địa phận làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ.

D. Thung lũng la Drăng, thuộc địa bàn xã la Puch, huyện Chư Prông.

Câu 13:

Để phối hợp với chiến trường chính Tây Bắc trong chiến dịch Đông Xuân 1953-1954, tháng 11/1953, Tổng quân ủy đã giao nhiệm vụ gì cho Liên khu 5?

A. “... Tập trung lực lượng tiến công lên Tây Nguyên, củng cố vùng tự do là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất; phát triển lên Tây Nguyên là nhiệm vụ quan trọng thứ hai”.

B. “. Tập trung lực lượng tiến công lên Tây Nguyên, phát triển sâu rộng du kích chiến tranh, củng cố vùng tự do là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất; giữ người, giữ của là nhiệm vụ quan trọng thứ hai.

C. “... Tập trung lực lượng tiến công lên Tây Nguyên, phát triển lên Tây Nguyên phải coi là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất; phát triển sâu rộng du kích chiến tranh là nhiệm vụ quan trọng thứ hai.

D. “... Tập trung lực lượng tiến công lên Tây Nguyên, phát triển lên Tây Nguyên phải coi là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất nhiệm vụ củng cố vùng tự do là nhiệm vụ quan trọng thứ hai”.

Câu 14:

Khi mới thành lập, Ban cán sự Đảng của Đoàn 559 gồm bao nhiêu người? Do ai làm Bí thư?

A. 03 người; đồng chí Nguyễn Thạnh.

B. 03 người; đồng chí Võ Bẩm.

C. 05 người; đồng chí Võ Bẩm.

D. 05 người; đồng chí Nguyễn Thạnh.

Câu 15:

Hãy cho biết trong chiến dịch Điện Biên Phủ, chiến sỹ anh nuôi nào được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân?

A. Anh hùng Đinh Văn Mẫu.

B. Anh hùng Nguyễn Văn Tỵ.

C. Anh hùng Trần Đình Hùng.

D. Anh hùng Phan Tư.

Câu hỏi kèm đáp án tuần 6 Cuộc thi tìm hiểu 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn

>> Xem tại đây.

Thời gian thi Cuộc thi tìm hiểu 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn

(1) Thời gian cụ thể của 08 kỳ thi trắc nghiệm như sau:

- Kỳ thi thứ nhất: được phát động vào lúc 9h00 ngày 01/3/2024 và kết thúc vào 16h00 ngày 08/3/2024.

- Kỳ thi thứ 2: bắt đầu từ lúc 9h00 ngày 11/3/2024 và kết thúc vào 16h00 ngày 15/3/2024.

- Kỳ thi thứ 3: bắt đầu từ lúc 9h00 ngày 18/3/2024 và kết thúc vào 16h00 ngày 22/3/2024.

- Kỳ thi thứ 4: bắt đầu từ lúc 9h00 ngày 25/3/2024 và kết thúc vào 16h00 ngày 29/3/2024.

- Kỳ thi thứ 5: bắt đầu từ lúc 9h00 ngày 01/4/2024 và kết thúc vào 16h00 ngày 05/4/2024.

- Kỳ thi thứ 6: bắt đầu từ lúc 9h00 ngày 08/4/2024 và kết thúc vào 16h00 ngày 12/4/2024.

- Kỳ thi thứ 7: bắt đầu từ lúc 9h00 ngày 15/4/2024 và kết thúc vào 16h00 ngày 19/4/2024.

- Kỳ thi thứ 8: bắt đầu từ lúc 9h00 ngày 22/4/2024 và kết thúc vào 16h00 ngày 26/4/2024.

(2) Thời gian tổng kết và trao giải Cuộc thi: Dự kiến tổ chức trong dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh - ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn.

10 nội dung thông tin tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

- Bối cảnh lịch sử, âm mưu của thực dân Pháp trong kế hoạch Nava; chủ trương của Đảng ta về mở Chiến dịch Điện Biên Phủ; diễn biến, kết quả của Chiến dịch; những chiến thắng và chiến công của quân, dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

- Tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại và ý nghĩa to lớn, sâu sắc của Chiến thắng Điện Biên Phủ đối với dân tộc và thời đại; khẳng định tinh thần anh dũng, mưu trí, sáng tạo của quân và dân ta, nhất là đường lối chính trị, quân sự và ngoại giao đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam, ý chí quyết chiến, quyết thắng và sức mạnh của Quân đội nhân dân, Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

- Tinh thần đoàn kết chiến đấu thủy chung, son sắt của quân và dân ba nước Đông Dương; sự giúp đỡ quý báu của bạn bè quốc tế đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Nhân dân ta.

- Công lao, đóng góp to lớn của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến và các tầng lớp Nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

- Sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng. Chú trọng tuyên truyền, hưởng ứng các phong trào “đền ơn, đáp nghĩa”, hoạt động về nguồn; biểu dương, khích lệ các hoạt động chăm lo gia đình chính sách, người có công với cách mạng, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo của Tổ quốc.

- Những bài học kinh nghiệm quý báu của Chiến thắng Điện Biên Phủ cần tiếp tục được phát huy, lan tỏa trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

- Những thành tựu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của đất nước, của đồng bào các dân tộc Tây Bắc và của tỉnh Điện Biên 70 năm qua; những nghị quyết, chiến lược, chương trình, dự án, định hướng phát triển vùng Tây Bắc và tỉnh Điện Biên trong thời gian tới, nhất là Nghị quyết 11-NQ/TW, ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

- Tuyên truyền đầy đủ những hoạt động kỷ niệm diễn ra ở các cấp, các ngành, đoàn thể từ Trung ương tới cơ sở.

- Đấu tranh, phản bác thông tin, quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc lịch sử, chống phá Đảng, Nhà nước và chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

(Hướng dẫn 148-HD/BTGTW ngày 22/03/2024)

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 19,511

Bài viết về

lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]