Khi nào cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng từ chối việc đăng ký bào chữa?

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin
09/04/2024 12:15 PM

Tôi muốn biết khi nào cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng từ chối việc đăng ký bào chữa? – Phương Nam (Trà Vinh)

Khi nào cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng từ chối việc đăng ký bào chữa?

Khi nào cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng từ chối việc đăng ký bào chữa? (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm những cơ quan nào?

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

Cụ thể:

- Cơ quan tiến hành tố tụng gồm: Cơ quan điều tra; Viện kiểm sát; Tòa án.

- Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm:

+ Các cơ quan của Bộ đội biên phòng;

+ Các cơ quan của Hải quan;

+ Các cơ quan của Kiểm lâm;

+ Các cơ quan của lực lượng Cảnh sát biển;

+ Các cơ quan của Kiểm ngư;

+ Các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

+ Các cơ quan khác trong Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

Các cơ quan cụ thể được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định sẽ thực hiện theo Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015.

(Điểm a khoản 1 Điều 4; khoản 1 Điều 34 và khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)

Khi nào cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng từ chối việc đăng ký bào chữa?

Trong mọi trường hợp tham gia tố tụng, người bào chữa phải đăng ký bào chữa.

Tuy nhiên, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể từ chối việc đăng ký bào chữa khi thuộc một trong các trường hợp:

- Trường hợp không được bào chữa theo quy định tại khoản 4 Điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, gồm:

+ Người đã tiến hành tố tụng vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó;

+ Người tham gia vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;

+ Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án mà chưa được xoá án tích, người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.

- Người bị buộc tội thuộc trường hợp chỉ định người bào chữa từ chối người bào chữa.

Theo quy định, trong các trường hợp sau đây nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ:

- Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình;

- Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.

Nếu từ chối người bào chữa thì phải có sự đồng ý của người bị buộc tội và được lập biên bản đưa vào hồ sơ vụ án, trừ trường hợp người từ chối bào chữa là người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.

Ngoài ra, trường hợp chỉ định người bào chữa quy định tại khoản 1 Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì người bị buộc tội vẫn có quyền từ chối người bào chữa này.

Trường hợp từ chối người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng lập biên bản về việc từ chối người bào chữa của người bị buộc tội hoặc người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội.

(Điều 77 và Khoản 1 Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)

(Khoản 5 Điều 78 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 351

Bài viết về

lĩnh vực Thủ tục tố tụng

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn