Viện kiểm sát kiến nghị đối với Tòa án nhưng Tòa án không trả lời thì giải quyết thế nào?

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
08/04/2024 17:15 PM

Cho tôi hỏi Viện kiểm sát kiến nghị đối với Tòa án nhưng Tòa án không trả lời thì giải quyết thế nào? – Cẩm Vân (Thái Nguyên)

Viện kiểm sát kiến nghị đối với Tòa án nhưng Tòa án không trả lời thì giải quyết thế nào?

Viện kiểm sát kiến nghị đối với Tòa án nhưng Tòa án không trả lời thì giải quyết thế nào? (Hình từ internet)

Viện kiểm sát kiến nghị đối với Tòa án nhưng Tòa án không trả lời thì giải quyết thế nào?

Theo Công văn 1083/VKSTC-V9 năm 2024 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao giải đáp vướng mắc ‘Viện kiểm sát kiến nghị đối với Tòa án nhưng Tòa án không trả lời thì giải quyết thế nào?’ như sau:

- Đối với các kiến nghị của Viện kiểm sát bằng văn bản, pháp luật quy định trách nhiệm trả lời của Toà án như sau:

+ Kiến nghị quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án có thẩm quyền; các kiến nghị quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc việc không ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời; các kiến nghị văn bản trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, quyết định giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu; kiến nghị quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút gọn; kiến nghị quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao...Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 đã quy định Toà án có trách nhiệm giải quyết trong một thời hạn cụ thể và phải gửi quyết định giải quyết kiến nghị cho Viện kiểm sát. Nếu Toà án không gửi hoặc chậm gửi quyết định cho Viện kiểm sát thì Viện kiểm sát thực hiện quyền kiến nghị.

+ Đối với kiến nghị Toà án cùng cấp và cấp dưới khắc phục vi phạm pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thì tại khoản 3 Điều 35 Thông tư liên tịch 02/2016/ TTLT-VKSNDTC-TANDTC đã quy định Toà án có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị của Viện kiểm sát. Trong trường hợp vụ việc phức tạp, cần có thêm thời gian thì Toà án có văn bản thông báo lý do cho Viện kiểm sát biết và trả lời cho Viện kiểm sát trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị. Nếu Toà án không trả lời hoặc chậm trả lời thì Viện kiểm sát thực hiện quyền kiến nghị.

+ Đối với kiến nghị tổng hợp Tòa án khắc phục vi phạm trong giải quyết vụ việc dân sự, Toà án có trách nhiệm trả lời theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014. Tại văn bản kiến nghị, Viện kiểm sát cần xác định thời hạn hợp lý để Tòa án trả lời, nếu hết thời hạn mà Toà án không trả lời thì Viện kiểm sát trao đổi, nhắc nhở, đôn đốc hoặc báo cáo Viện kiểm sát cấp trên để kiến nghị.

- Việc kiến nghị bằng lời được thực hiện tại phiên tòa. Theo điểm a khoản 1 Điều 28 Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC quy định: “Trường hợp Kiểm sát viên yêu cầu Hội đồng xét xử khắc phục vi phạm về thủ tục tố tụng thì Hội đồng xét xử xem xét, quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu; trường hợp không chấp nhận thì nêu rõ lý do. Quyết định về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận của Hội đồng xét xử được thảo luận và thông qua tại phòng xử án và được ghi vào biên bản phiên tòa”. Kiểm sát viên phải kiểm sát biên bản phiên tòa đối với vấn đề này để có cơ sở tiếp tục kiến nghị, nếu cần thiết.

Quyền kiến nghị của Viện kiểm sát đối với Tòa án

Căn cứ Điều 35 Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC quy định quyền kiến nghị của Viện kiểm sát đối với Tòa án như sau:

- Trường hợp có căn cứ xác định việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Tòa án, người có thẩm quyền không đúng pháp luật thì Viện kiểm sát kiến nghị với Tòa án cùng cấp và Tòa án cấp dưới khắc phục vi phạm pháp luật.

- Trường hợp Viện kiểm sát có yêu cầu theo quy định tại Điều 34 của Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC hoặc có kiến nghị theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 35 Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC mà Tòa án không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ yêu cầu, kiến nghị của Viện kiểm sát thì Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Tòa án cấp trên.

- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị của Viện kiểm sát theo hướng dẫn tại khoản 1 và khoản 2 Điều 35 Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC, Tòa án phải xem xét và trả lời bằng văn bản cho Viện kiểm sát đã kiến nghị biết. Trường hợp vụ việc phức tạp, cần có thêm thời gian thì Tòa án có văn bản thông báo lý do cho Viện kiểm sát biết và trả lời cho Viện kiểm sát trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị.

Đoàn Đức Tài

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 551

Bài viết về

lĩnh vực Thủ tục tố tụng

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn