Đáp án kỳ 3 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam năm 2024 (Hình từ internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Kỳ 3 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam năm 2024 sẽ bắt đầu từ 0h00’ ngày 01/4/2024 đến 24h00’ ngày 14/4/2024. Dưới đây là đáp án tham khảo kỳ 3 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam năm 2024:
Câu hỏi số 1: Bạn hãy cho biết bờ biển nước ta nằm ở phía nào của Biển Đông? A. Phía Nam của Biển Đông B. Phía Đông của Biển Đông C. Phía Tây của Biển Đông D. Phía Bắc của Biển Đông Câu hỏi số 2: Bạn hãy cho biết khi nước biển dâng, nơi nào bị ảnh hưởng nặng nề nhất? A. Đồng bằng Bắc Bộ B. Đồng bằng duyên hải Miền Trung C. Đồng bằng sông Hồng D. Đồng bằng sông Cửu Long Câu hỏi số 3: Bạn hãy cho biết thời các vua nhà Nguyễn (đời vua Minh Mạng) Quần đảo Trường Sa có tên gọi là gì? A. Đại Trường Sa đảo B. Thiên Lý Sa Hoàng C. Vạn lý Trường Sa D. Bãi Cát vàng Câu hỏi số 4: Bạn hãy cho biết Bãi Cát vàng là tên gọi khác của địa danh nào? A. Hoàng Sa B. Trường Sa C. Phú Quốc D. Lý Sơn Câu hỏi số 5: Bạn hãy cho biết bãi biển nào được mệnh danh là trữ tình nhất Việt Nam? A. Nha Trang - Khánh Hòa B. Cửa Lò - Nghệ An C. Trà Cổ - Quảng Ninh D. Sầm Sơn - Thanh Hóa Câu hỏi số 6: Bạn hãy cho biết theo Luật biển Việt Nam, khi tiến hành bắt, tạm giữ, tạm giam người có hành vi vi phạm pháp luật hoặc tạm giữ tàu thuyền nước ngoài, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo ngay cho Bộ nào? A. Tòa án nhân dân tối cao B. Bộ Ngoại giao C. Bộ Công an D. Bộ Tư pháp Câu hỏi số 7: Bạn hãy cho biết Việt Nam có khoảng bao nhiêu đảo lớn, nhỏ? A. Gần 6.000 đảo B. Gần 2.000 đảo C. Gần 8.000 đảo D. Gần 4.000 đảo Câu hỏi số 8: Bạn hãy cho biết Biển Đông tiếp giáp với những nước nào? A. Việt Nam, Campuchia, Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan) B. Cả 03 phương án trên C. Brunei, Singapore, Thái Lan D. Malaysia, Indonesia, Philippines Câu hỏi số 9: Bạn hãy cho biết nguyên nhân chính gây nên sóng thần là gì? A. Thủy triều lên cao B. Động đất lớn dưới đáy biển C. Siêu bão D. Núi lửa dưới đáy biển |
Lưu ý: Người dự thi có thể tham khảo và nghiên cứu để tìm ra đáp án tại các tài liệu sau đây:
- Chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về biển, đảo và nguyên tắc giải quyết tranh chấp trên biển.
- Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XII) về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
- Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
- Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC).
- Vai trò, vị trí và tiềm năng của biển, đảo Việt Nam.
- Chủ quyền và quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông.
- Những thành tựu xây dựng và phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển, đảo Việt Nam.
* Tài liệu tham khảo: Người tham gia Cuộc thi sử dụng tài liệu chính thống của các cơ quan Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, địa phương, cơ quan, đơn vị.
>> Xem tại đây.
Theo Trang Thông tin điện tử Tỉnh ủy Hòa Bình, Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam năm 2024 triển khai từ ngày 04/3/2024 đến ngày 28/4/2024, chia làm 04 kỳ, mỗi kỳ 02 tuần:
- Kỳ 1: Bắt đầu từ 8h00’ ngày 04/3/2024 đến 24h00’ ngày 17/3/2024.
- Kỳ 2: Bắt đầu từ 0h00’ ngày 18/3/2024 đến 24h00’ ngày 31/3/2024.
- Kỳ 3: Bắt đầu từ 0h00’ ngày 01/4/2024 đến 24h00’ ngày 14/4/2024.
- Kỳ 4: Bắt đầu từ 0h00’ ngày 15/4/2024 đến 24h00’ ngày 28/4/2024.
- Căn cứ lập quy hoạch phát triển kinh tế biển bao gồm:
+ Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia;
+ Định hướng chiến lược phát triển bền vững và chiến lược biển;
+ Đặc điểm, vị trí địa lý, quy luật tự nhiên của các vùng biển, vùng ven biển và hải đảo;
+ Kết quả điều tra cơ bản về tài nguyên và môi trường biển; thực trạng và dự báo nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển của cả nước, của vùng và của các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc trung ương;
+ Giá trị tài nguyên và mức độ dễ bị tổn thương của môi trường biển;
+ Nguồn lực để thực hiện quy hoạch.
- Nội dung quy hoạch phát triển kinh tế biển bao gồm:
+ Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng khai thác, sử dụng biển;
+ Xác định phương hướng, mục tiêu và định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển;
+ Phân vùng sử dụng biển cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; xác định các vùng cấm khai thác, các vùng khai thác có điều kiện, khu vực cần bảo vệ đặc biệt cho mục đích quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và bảo tồn hệ sinh thái và đảo nhân tạo, các thiết bị, công trình trên biển;
+ Xác định vị trí, diện tích và thể hiện trên bản đồ các vùng sử dụng mặt biển, đáy biển, đảo;
+ Xác định cụ thể các vùng bờ biển dễ bị tổn thương như bãi bồi, vùng bờ biển xói lở, rừng phòng hộ, đất ngập nước, cát ven biển, xác định vùng đệm và có các giải pháp quản lý, bảo vệ phù hợp;
+ Giải pháp và tiến độ thực hiện quy hoạch.
(Điều 44 Luật Biển Việt Nam 2012)