Hướng dẫn viết dự thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Hồ Quốc Tuấn
29/03/2024 15:45 PM

Xin cho tôi hỏi cách viết dự thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024 như thế nào? - Quang Linh (Hòa Bình)

Hướng dẫn viết dự thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024

Hướng dẫn viết dự thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024 (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Hướng dẫn viết dự thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024

Căn cứ Kế hoạch số 24-KH/BCĐTW, ngày 28/12/2023 của Ban Chỉ đạo 35 Trung ương về hoạt động năm 2024, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Báo Nhân dân, Đài Truyền hình Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư năm 2024 theo Kế hoạch 2858-KH/HVCTQG ngày 22/01/2024.

Theo đó, tại Phụ lục kèm theo Kế hoạch 2858-KH/HVCTQG ngày 22/01/2024 hướng dẫn định hướng chủ đề tác phẩm tham gia Cuộc thi lần thứ Tư như sau:

Nhóm 1. Bảo vệ, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay, bao gồm các định hướng chủ đề sau đây:

- Bối cảnh tình hình và những yêu cầu mới đặt ra đối với nhiệm vụ bảo vệ, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay.

- Bảo vệ, khẳng định giá trị, sức sống trường tồn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; những nội dung cần bổ sung, phát triển, những giải pháp cần thực hiện để nền tảng tư tưởng của Đảng luôn có sức sống trường tồn, đáp ứng yêu cầu của thời đại.

- Nhận diện, đầu tranh với các luận điệu xuyên tạc bản chất khoa học, cách mạng, ý nghĩa thời đại của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Nhận diện, đấu tranh với các luận điệu muốn khu biệt hóa tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lênin.

- Các yêu cầu, nguyên tắc trong vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay và giải pháp

- Các đề xuất vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng đường lối và thực tiễn phát triển đất nước trong bối cảnh mới.

Nhóm 2. Bảo vệ, lan tỏa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự nghiệp đổi mới, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay, nhận diện và đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ, bao gồm các định hướng chủ đề sau đây:

- Lan tỏa những thành tựu đột phá, sáng tạo về lý luận trong đường lối Đổi mới của Đảng, bảo vệ vững chắc cơ đồ, vị thế, tiềm lực đất nước trong bối cảnh mới.

- Quá trình phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ thực tiễn gần 40 năm đổi mới đất nước, gần với đầu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc các vấn đề lý luận, thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.

- Quá trình phát triển lý luận về đường lối đổi mới đất nước, gắn với đầu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc các vấn đề lý luận, thực tiễn về đường lối đổi mới đất nước.

- Nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng; xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện, đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa" kết hợp xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức, cán bộ, gắn với đấu tranh phản bác luận điệu xuyên tạc về vấn đề trên.

- Kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay.

- Quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; nên dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam; an sinh xã hội, y tế, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, bảo vệ môi trường thực hiện chính sách phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội gần với đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc về vấn đề trên.

- Quá trình xây dựng và từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực gắn với đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc lý luận, thực tiễn, kết quả phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam hiện nay.

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, gần với đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc về thành tựu bảo đảm, bảo vệ quyền con người trong thời kỳ đổi mới

- Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, vai trò của các giai cấp, tầng lớp trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; phát huy mạnh mẽ bản sắc "ngoại giao cây tre" Việt Nam; bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, từ khi nước chưa nguy, bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng gần với đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc về những vấn đề trên.

- Xây dựng "thế trận lòng dân" trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động, nhận diện và đấu tranh với những biểu hiện mới của "diễn biến hòa bình".

- Nhận diện, đấu tranh phản bác luận điệu mới của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lợi dụng vấn đề "dân chủ", "nhân quyền", "tôn giáo", "dân tộc", “xã hội dân sự", "tự do ngôn luận”, “tự do bảo chỉ", "an sinh xã hội", "phi chính trị hóa lực lượng vũ trang", "lập hội" để chống Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang.

- Kiến nghị hoàn thiện chính sách phát triển đất nước thực hiện thành công khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc với mục tiêu trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI, gắn với nhận diện, đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc về vấn đề trên.

- Nhận diện, phê phán các biểu hiện lệch lạc, “lệch chuẩn” trong xã hội và trên không gian mạng.

- Nhận diện và đấu tranh với những luận điệu chống phá đối với đường lối, quan điểm chỉ đạo mới của Đảng trong nghị quyết các Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII và các chính sách, pháp luật của Nhà nước mới được ban hành.

- Nhận diện, đấu tranh với những luận điệu chống phá mới về kết quả giữa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng và công tác chuẩn bị (nội dung, nhân sự, tổ chức) cho Đại hội XIV của Đảng.

Nhóm 3. Thực tiễn, kinh nghiệm tổ chức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bao gồm các định hướng chủ đề sau đây:

- Nhận thức mới về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch sau 05 năm thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW.

- Các yêu cầu mới trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị với bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay và giải pháp.

- Mối quan hệ giữa bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng với bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ, với xây dựng Đảng và hệ thống chính trị các cấp vững mạnh toàn diện.

- Lan tỏa những kinh nghiệm hay, những cách làm mới về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về phòng chống tiêu cực trong bối cảnh mới

- Đổi mới nội dung, phương thức, hình thức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

- Dựa vào nhân dân để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; huy động sự tham gia đông đảo của nhân dân trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.

- Bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa, nâng cao lòng yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống và lịch sử dân tộc, nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, khát vọng vươn lên; nêu cao tinh thần trách nhiệm của thế hệ trẻ đổi với đất nước và xã hội.

- Đổi mới cơ chế, chính sách, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, phối hợp lực lượng trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả, xây dựng “thế trận lòng dân" thế trận an ninh nhân dân, thế trận quốc phòng toàn dân trên các mặt trận để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

- Kinh nghiệm mới về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch sau 05 năm thực hiện Nghị quyết số 35- NQ/TW và 03 năm tổ chức cuộc thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; đề xuất những kiến nghị, giải pháp.

- Thực tiễn, kinh nghiệm bảo vệ nền tảng tư tưởng của các đảng cộng sản và công nhân trên thế giới; kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong bảo vệ nền tảng tư tưởng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay.

Thời gian dự thi Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024

- Ban Tổ chức Cuộc thi cấp Trung ương nhận hồ sơ, tác phẩm dự thi từ thời điểm phát động Cuộc thi cho đến hết ngày 15/07/2024 (tính theo dấu bưu điện).

- Ban Tổ chức cuộc thi không chịu trách nhiệm nếu tác phẩm dự thi bị thất lạc hoặc hư hỏng do lỗi của bưu điện. Ban Tổ chức Cuộc thi không hoàn trả lại tác phẩm gửi dự thi trong mọi trường hợp.

Lộ trình Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024

- Tháng 1/2024: tổ chức phát động Cuộc thi ở cấp Trung ương.

+ Từ tháng 1/2024 – 15/7/2024: các cơ quan/đơn vị/địa phương tổ chức phát động Cuộc thi tại cơ quan/đơn vị/địa phương mình, lựa chọn các tác phẩm xuất sắc, lập hồ sơ dự thi gửi Ban Tổ chức Cuộc thi cấp Trung ương.

- Ngày 15/7/2024: thời hạn cuối cùng nhận hồ sơ, tác phẩm dự thi ở cấp Trung ương.

- Từ 16/7/2024 - 15/8/2024: Ban Tổ chức Cuộc thi cấp Trung ương tiến hành sàng lọc, đánh giá ban đầu, chuẩn bị tổ chức chấm Sơ khảo.

- Từ 16/8/2024 - 30/9/2024: Ban Tổ chức Cuộc thi cấp Trung ương tổ chức chấm Sơ khảo, Chung khảo, xét giải thưởng.

- Cuối tháng 10/2024: tổ chức Lễ Trao giải Cuộc thi cấp Trung ương.

Nguyên tắc tổ chức của Đảng

Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nội dung cơ bản của nguyên tắc đó là:

- Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.

- Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp uỷ).

- Cấp uỷ các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội cùng cấp, trước cấp uỷ cấp trên và cấp dưới; định kỳ thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức đảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình.

- Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương.

- Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành. Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của mình. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp uỷ cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết của Đảng. Cấp uỷ có thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó; không phân biệt đối xử với đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số.

- Tổ chức đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song không được trái với nguyên tắc, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên.

(Điều 9 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011)

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 54,576

Bài viết về

lĩnh vực Đảng

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn