Phân biệt bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
15/07/2020 11:28 AM

Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm là các thuật ngữ pháp lý được sử dụng nhiều, tuy nhiên nhiều người vẫn có sự nhầm lẫn hoặc chưa hiểu rõ. THƯ VIỆN PHÁP LUẬT nêu những điểm để phân biệt sau đây:

Tiêu chí phân biệt

Bổ nhiệm

Miễn nhiệm

Bãi nhiệm

Đối tượng áp dụng

Cán bộ, công chức

Cán bộ, công chức

Cán bộ

Khái niệm

Là việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật.

Là việc cán bộ, công chức được thôi gichức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.

Là việc CB không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ.

Khi nào thì bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm?

 

Khi cá nhân đủ điều kiện đảm nhiệm chức vụ, chức danh theo yêu cầu.

 

** Đối với cán bộ:

- Cán bộ có 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị miễn nhiệm bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;

- Cán bộ có thể chủ động xin miễn nhiệm khi:

+ Không đủ sức khỏe;

+ Không đủ năng lực, uy tín;

+ Theo yêu cầu nhiệm vụ;

+ Vì lý do khác.

**Đối với công chức:

- Được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển, bố trí, phân công công tác khác mà không được kiêm nhiệm chức vụ cũ;

- Không đủ sức khỏe để tiếp tục lãnh đạo, quản lý;

- Không hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm kỷ luật của Đảng, vi phạm pháp luật của Nhà nước nhưng chưa đến mức bị kỷ luật.

- Không đủ năng lực, uy tín để làm việc;

- Vi phạm quy định của cơ quan có thẩm quyền về bảo vệ chính trị nội bộ.

 

Cán bộ vi phạm quy định của Luật Cán bộ, công chức 2008,các quy định khác của pháp luật có liên quan thì sẽ bị xem xét bãi nhiệm.

Hệ quả pháp lý

 

CB, CC được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật.

 

- Cán bộ sẽ thôi không còn làm việc tại cơ quan, đơn vị nhà nước nữa.

- Công chức lãnh đạo, quản lý sau khi từ chức hoặc miễn nhiệm được bố trí công tác phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo hoặc nghỉ hưu, thôi việc.

- Công chức lãnh đạo, quản lý xin miễn nhiệm nhưng chưa được cấp có thẩm quyền đồng ý vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

 

 

Không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh

Căn cứ pháp lý:

- Luật Cán bộ, công chức 2008.

- Nghị định 24/2010/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

Thùy Liên

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 109,465

Bài viết về

Cán bộ, công chức, viên chức

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn