Chính sách mới >> Tài chính 28/06/2022 16:59 PM

Kéo dài thời gian xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42/2017/QH14

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Dương Châu Thanh
28/06/2022 16:59 PM

Tại Nghị quyết 63/2022/QH15, Quốc hội đã đồng ý kéo dài thời gian xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42/2017/QH14.

Kéo dài thời gian xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42/2017/QH14

Kéo dài thời gian xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42/2017/QH14 (Nguồn Internet)

Cụ thể, về kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng:

Quốc hội thống nhất kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết 42/2017/QH14 từ ngày 15/8/2022 đến hết ngày 31/12/2023.

Đồng thời, giao Chính phủ nghiên cứu, đề xuất luật hóa các quy định về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu cùng với việc rà soát, sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng; trình Quốc hội xem xét chậm nhất tại Kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023).

Trong thời gian kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết 42/2017/QH14, đề nghị Chính phủ có giải pháp khắc phục những khó khăn, vướng mắc, chỉ đạo tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị gắn với trách nhiệm trong tổ chức thực hiện Nghị quyết, bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả của Nghị quyết.

Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng do Quốc hội ban hành và có hiệu lực từ ngày 15/8/2017 và được thực hiện trong thời hạn 05 năm từ ngày có hiệu lực.

Việc mua, bán nợ xấu của tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được quy định như sau:

- Tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được mua khoản nợ xấu đang hạch toán trong, ngoài bảng cân đối kế toán của tổ chức tín dụng, trừ tổ chức tín dụng liên doanh và tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài, được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được bán nợ xấu cho pháp nhân, cá nhân, bao gồm cả doanh nghiệp không có chức năng kinh doanh mua, bán nợ.

- Tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được thỏa thuận với tổ chức tín dụng quy định tại khoản 1 Điều này mua khoản nợ xấu với giá mua bằng giá trị định giá của tổ chức định giá độc lập; xử lý, bán, thu hồi nợ theo quy định của pháp luật và phân chia phần giá trị còn lại của số tiền thu hồi được từ khoản nợ xấu này sau khi trừ giá mua và các chi phí xử lý.

- Tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu phải thống nhất với tổ chức tín dụng lựa chọn tổ chức định giá độc lập.

Xem thêm nội dung nổi bật tại Nghị quyết 63/2022/QH15.

>>> Xem thêm: Sẽ kéo dài thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng theo Nghị quyết mới nhất của Thủ tướng Chính phủ?

Việc bán khoản nợ tại Tổ chức tín dụng cho cá nhân để xử lý nợ xấu có vi phạm quy định pháp luật không?

Thẩm quyền xác định nợ xấu theo Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng thuộc về ai?

Châu Thanh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 32,821

Bài viết về

lĩnh vực Tài chính nhà nước

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn