Hướng dẫn rà soát kế hoạch vốn đầu tư năm 2025 thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Võ Tấn Đại
30/09/2024 12:15 PM

Bài viết sau có dung về rà soát kế hoạch vốn đầu tư năm 2025 thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 quy định tại Công văn 4490/BLÐTBXH-VPQGGN năm 2024.

Hướng dẫn rà soát kế hoạch vốn đầu tư năm 2025 thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025

Hướng dẫn rà soát kế hoạch vốn đầu tư năm 2025 thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 (Hình từ Internet)

Ngày 24/9/2024, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành Công văn 4490/BLÐTBXH-VPQGGN rà soát kế hoạch vốn đầu tư năm 2025 thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Hướng dẫn rà soát kế hoạch vốn đầu tư năm 2025 thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025

Theo nội dung được quy định trong Công văn 4490/BLÐTBXH-VPQGGN năm 2024 thì việc rà soát kế hoạch vốn đầu tư năm 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 được thực hiện như sau:

Căn cứ quy định của pháp luật về xây dựng kế hoạch đầu tư công, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có 03 văn bản gửi các địa phương đề nghị xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2025 thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 (Chương trình).

Đến nay, 48/48 địa phương nhận ngân sách từ trung ương đã báo cáo kế hoạch xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 thực hiện Chương trình.

Ngày 20/9/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có Công văn 7655/BKHĐT-TCTT về việc thông báo kế hoạch vốn đầu tư năm 2025 các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó thông báo vốn đầu tư năm 2025 thực hiện Chương trình là 3.200 tỷ đồng (bằng số còn lại của Chương trình năm 2025 nhưng chưa giảm trừ vốn cho các địa phương có huyện, xã thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn).

Căn cứ nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ tại Quyết định 02/2022/QĐ-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định 27/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và số thông báo của Bộ Kế hoạch và đầu tư tại Công văn 7655/BKHĐT-TCTT năm 2024. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị các địa phương rà soát, đề xuất kế hoạch vốn đầu tư thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình năm 2025 đảm bảo đúng mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung theo quy định.

Do thời gian gấp, đề xuất kế hoạch vốn của quý Ủy ban đề nghị gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 27/9/2024 để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định; đồng thời gửi về các cơ quan chủ trì dự án, tiểu dự án thành phần thuộc Chương trình theo quy định.

Quy định về nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025

Theo quy định tại Điều 4, 5 Quyết định 02/2022/QĐ-TTg thì nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 như sau:

- Nguyên tắc phân bổ vốn

+ Việc phân bổ vốn đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thuộc Chương trình phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước và các quy định liên quan.

+ Bảo đảm công khai, minh bạch, quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật, tạo quyền chủ động cho các bộ, ngành trung ương và chính quyền địa phương.

+ Việc phân bổ vốn đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thuộc Chương trình nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, trọng tâm là các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

+ Việc phân bổ cụ thể ngân sách trung ương và tỷ lệ đối ứng của ngân sách địa phương phải phù hợp với tình hình thực tế, khả năng cân đối của ngân sách nhà nước; mục tiêu, nhiệm vụ, dự kiến kết quả thực hiện kế hoạch hằng năm và tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công, kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công năm trước.

+ Không phân bổ vốn của Chương trình để chi cho các hoạt động thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước đã được bố trí đầy đủ từ nguồn vốn chi thường xuyên.

- Quy định chung về tiêu chí phân bổ vốn

+ Quy mô dân số của các địa phương để tính hệ số được xác định căn cứ vào số liệu công bố của Tổng cục Thống kê năm 2021.

+ Số hộ nghèo, hộ cận nghèo và tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo của các địa phương để tính hệ số được xác định căn cứ vào số liệu công bố kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2021 theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia giai đoạn 2022-2025 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

+ Huyện khu vực miền núi, vùng cao, biên giới đất liền; đơn vị hành chính cấp xã của huyện, của tỉnh để tính hệ số được xác định căn cứ vào quyết định của cơ quan có thẩm quyền đến ngày 31/12/2020.

+ Huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo do cấp có thẩm quyền phê duyệt theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025.

+ Trường hợp địa bàn đáp ứng nhiều chỉ số trong cùng một tiêu chí phân bổ vốn thì áp dụng chỉ số có hệ số phân bổ vốn cao nhất.

Xem thêm Công văn 4490/BLÐTBXH-VPQGGN ban hành ngày 24/9/2024.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 666

Bài viết về

lĩnh vực Tài chính nhà nước

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]