Nghiên cứu sửa đổi chính sách bảo hiểm xã hội một lần phù hợp với thực tiễn

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Lê Trương Quốc Đạt
11/05/2024 09:39 AM

Cho tôi hỏi đã có đề xuất về việc nghiên cứu sửa đổi chính sách bảo hiểm xã hội một lần phù hợp với thực tiễn chưa? - Tuyết Nhung (Tiền Giang)

Nghiên cứu sửa đổi chính sách bảo hiểm xã hội một lần phù hợp với thực tiễn

Nghiên cứu sửa đổi chính sách bảo hiểm xã hội một lần phù hợp với thực tiễn (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Chính phủ ban hành Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 09/5/2024 Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 42-NQ/TW năm 2023 về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.

Nghiên cứu sửa đổi chính sách bảo hiểm xã hội một lần phù hợp với thực tiễn

Theo đó, nhiệm vụ, giải pháp về xây dựng hệ thống an sinh xã hội bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, không để ai bị bỏ lại phía sau tại Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 42-NQ/TW năm 2023 về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới được xác định như sau:

- Phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại, hội nhập quốc tế bao phủ được toàn bộ lực lượng lao động.

Tiếp tục cải cách, mở rộng hệ thống bảo hiểm xã hội, tạo cơ hội tham gia và bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho người lao động; thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động và thành viên của các tổ chức kinh tế tập thể làm việc theo hợp đồng, hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật. Nghiên cứu sửa đổi chính sách bảo hiểm xã hội một lần phù hợp với thực tiễn, gắn với an sinh xã hội.

Đổi mới chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện; tăng cường hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho nông dân, người nghèo, người thu nhập thấp, lao động khu vực phi chính thức.

Đổi mới hoạt động bảo hiểm thất nghiệp theo hướng chú trọng đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp, nâng cao hiệu quả tư vấn, giới thiệu việc làm cho lao động bị thất nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo kỹ năng, duy trì việc làm cho người lao động để chủ động phòng ngừa, giảm thiểu thất nghiệp.

Tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng bảo hiểm y tế toàn dân; đa dạng các gói dịch vụ bảo hiểm y tế; nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ y tế, chất lượng khám chữa bệnh và khả năng tài chính của người dân hưởng bảo hiểm y tế.

Hoàn thiện cơ chế quản lý, đầu tư phát triển Quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp, quỹ bảo hiểm y tế an toàn, hiệu quả, bền vững. Xử lý nghiêm tình trạng nợ, gian lận, trục lợi chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Ban hành chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia.

- Hoàn thiện hệ thống trợ giúp xã hội theo hướng quan tâm cả đời sống vật chất và tinh thần, giúp người dân kịp thời khắc phục khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế, xã hội, thiên tai, dịch bệnh và các rủi ro khác.

Tiếp tục nâng mức chuẩn trợ giúp xã hội theo hướng bảo đảm mức sống tối thiểu, sàn an sinh xã hội quốc gia. Rà soát, hoàn thiện chính sách ưu tiên hỗ trợ cho người không có khả năng lao động, người khuyết tật, người cao tuổi, người di cư và gia đình có trẻ em, người thu nhập thấp. Mở rộng chính sách hỗ trợ hộ gia đình chăm sóc trẻ em dưới 36 tháng tuổi.

Phát triển mạng lưới dịch vụ trợ giúp xã hội đối với trẻ em, người khuyết tật, người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người bị bạo lực gia đình và người bị bạo lực trên cơ sở giới; xây dựng đội ngũ làm công tác xã hội chuyên nghiệp; đẩy mạnh công tác phòng ngừa, phát hiện, can thiệp sớm, hỗ trợ kịp thời người gặp khó khăn trong cuộc sống, góp phần xây dựng cộng đồng phát triển bền vững; kết nổi, đẩy mạnh các hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình, chính sách về an sinh xã hội.

Đổi mới việc huy động nguồn lực xã hội, khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trợ giúp xã hội, cứu trợ khẩn cấp; quản lý, sử dụng quỹ cứu trợ xã hội từ thiện, nhân đạo công khai, minh bạch, hiệu quả, đúng pháp luật.

- Tiếp tục hoàn thiện chính sách giảm nghèo, chuẩn nghèo đa chiều gắn với mục tiêu phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, bảo đảm mức sống tối thiểu tăng dần và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân. 

Tổ chức triển khai có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia và các chính sách giảm nghèo, trong đó tập trung giải quyết các nhóm nghèo nhất, vùng nghèo nhất, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, miền, dân tộc; tổng kết việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, trình Quốc hội xem xét, quyết định việc tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2026 - 2030. 

Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế; nâng cao chất lượng cuộc sống cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; hỗ trợ các địa bản nghèo thoát khỏi tình trạng khó khăn. Nghiên cứu, triển khai cơ chế thí điểm phân cấp thực hiện trọn gói các chương trình mục tiêu quốc gia cho cấp huyện. Triển khai có hiệu quả Nghị quyết 111/2024/QH15 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Xem thêm tại Nghị quyết 68/NQ-CP có hiệu lực từ ngày 09/5/2024.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 386

Bài viết về

Bảo hiểm xã hội

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn