Hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế sẽ bỏ hộ khẩu giấy từ ngày 01/01/2023

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin
23/12/2022 01:05 AM

Hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế sẽ không còn sổ hộ khẩu giấy từ ngày 01/01/2023 là nội dung được để cập tại Nghị định 104/2022/NĐ-CP.

Hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế sẽ bỏ hộ khẩu giấy từ ngày 01/01/2023

Hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế sẽ bỏ hộ khẩu giấy từ ngày 01/01/2023

Ngày 21/12/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 104/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.

Nghị định 104/2022/NĐ-CP

Trong đó, từ ngày 01/01/2023, hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế sẽ thay đổi như sau:

Hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế sẽ bỏ sổ hộ khẩu giấy từ ngày 01/01/2023

Cụ thể tại Điều 12 Nghị định 104/2022/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế của người nhận con nuôi sẽ thay đổi như sau:

(1) Người nhận con nuôi phải làm Tờ khai đăng ký nuôi con nuôi thực tế và nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó thường trú.

Trong Tờ khai cần ghi rõ ngày, tháng, năm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi trên thực tế, có chữ ký của ít nhất hai người làm chứng.

(2) Kèm theo Tờ khai phải có các giấy tờ sau đây:

- Bản sao của một trong các giấy tờ sau: Thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Giấy xác nhận thông tin về cư trú, Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của người nhận con nuôi;

(Hiện hành tại Nghị định 19/2011/NĐ-CP quy định cần có “Bản sao Giấy chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của người nhận con nuôi”)

- Bản sao của một trong các giấy tờ sau: Giấy khai sinh, thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Giấy xác nhận thông tin về cư trú, Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của người được nhận làm con nuôi.

(Hiện hành tại Nghị định 19/2011/NĐ-CP quy định cần có “Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy khai sinh của người được nhận làm con nuôi")

- Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn của người nhận con nuôi, nếu có;

- Giấy tờ, tài liệu khác để chứng minh về việc nuôi con nuôi, nếu có.

Như vậy từ ngày 01/01/2023, hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế sẽ không còn sổ hộ khẩu giấy của người nhận con nuôi

Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế

Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế được quy định tại Điều 25 Nghị định 19/2011/NĐ-CP, cụ thể như sau:

- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã cử công chức tư pháp – hộ tịch phối hợp Công an xã tiến hành kiểm tra và xác minh;

Nếu cả người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi đều còn sống, quan hệ cha mẹ và con giữa các bên vẫn đang tồn tại, các bên có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau trên thực tế như cha mẹ và con, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nuôi con nuôi.

- Khi đăng ký việc nuôi con nuôi, cả người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi đều phải có mặt. Công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi và trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho các bên.

Đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế

(i) Việc nuôi con nuôi đã phát sinh trên thực tế giữa công dân Việt Nam với nhau mà chưa đăng ký trước ngày 01/01/2011, nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Nuôi con nuôi 2010, thì được đăng ký kể từ ngày 01/01/2011 đến hết ngày 31/12/2015 tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của cha mẹ nuôi và con nuôi.

Điều 50. Điều khoản chuyển tiếp

1. Việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau trước ngày Luật này có hiệu lực mà chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được đăng ký trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi;

b) Đến thời điểm Luật này có hiệu lực, quan hệ cha, mẹ và con vẫn đang tồn tại và cả hai bên còn sống;

c) Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau như cha mẹ và con.

(ii) Quy định tại (i) cũng được áp dụng đối với trường hợp công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới nhận trẻ em của nước láng giềng cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng làm con nuôi trước ngày 01/01/2011 mà chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

(Điều 23 Nghị định 19/2011/NĐ-CP)

Nghị định 104/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023.

>> Xem thêm bài viết liên quan Nghị định 104/2022/NĐ-CP:
Hồ sơ đề nghị hưởng chính sách hỗ trợ học sinh tại các xã đặc biệt khó khăn mới nhất

Bỏ sổ hộ khẩu khi xác định việc sử dụng đất ổn định từ 01/01/2023

Bỏ yêu cầu sổ hộ khẩu trong quy định về tham gia BHYT hộ gia đình

Nghị định 104/2022/NĐ-CP: 04 phương thức khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân

Mẫu giấy đề nghị vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm mới nhất và cách ghi

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,764

Bài viết về

Nghị định 104/2022/NĐ-CP về bỏ sổ hộ khẩu giấy

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn