Ghe trên sông, tàu cá của ngư dân có bắt buộc phải xin Giấy phép để hoạt động hay không? (Hình ảnh từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 71 Luật Thuỷ sản 2017 thì tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên phải được đăng ký vào sổ đăng ký tàu cá quốc gia và cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá theo quy định. Tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 06 mét do Ủy ban nhân dân cấp xã thống kê phục vụ công tác quản lý.
Cụ thể, tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 75/2014/TT-BGTVT thì phương tiện thủy nội địa của tổ chức, cá nhân đưa vào hoạt động trên đường thủy nội địa phải được đăng ký theo quy định tại Thông tư 75/2014/TT-BGTVT, trừ phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn hoặc có sức chở dưới 05 người hoặc bè.
Như vậy, đối với ghe là phương tiện thô sơ trên sông có có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn hoặc có sức chở dưới 05 người thì không bắt buộc đăng ký nhưng với những phương tiện như tàu cá đạt tiêu chuẩn tại mục 1 thì thuộc trường hợp phải đăng ký theo quy định pháp luật.
Theo đó, tại Điều 10 Thông tư 75/2014/TT-BGTVT thì tổ chức, cá nhân có nhu cầu nộp trực tiếp 01 (một) bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu điện hoặc hình thức phù hợp khác đến cơ quan đăng ký phương tiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư 75/2014/TT-BGTVT. Hồ sơ bao gồm:
- Giấy tờ phải nộp để lưu giữ tại cơ quan đăng ký phương tiện:
+ Đơn đề nghị đăng ký phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 2 - Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 75/2014/TT-BGTVT;
Mẫu số 2 |
+ 02 (hai) ảnh có kích thước 10 x 15 cm chụp toàn bộ mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi;
+ Biên lai nộp lệ phí trước bạ (bản chính) đối với phương tiện thuộc diện phải nộp lệ phí trước bạ;
+ Bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 3 - Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 75/2014/TT-BGTVT đối với phương tiện không thuộc diện đăng kiểm.
Mẫu số 3 |
- Xuất trình bản chính các loại giấy tờ sau đây để cơ quan đăng ký phương tiện kiểm tra:
+ Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện còn hiệu lực đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm;
- Giấy phép hoặc tờ khai phương tiện nhập khẩu theo quy định của pháp luật đối với phương tiện được nhập khẩu;
- Hợp đồng mua bán phương tiện hoặc hợp đồng đóng mới phương tiện đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm;
- Giấy tờ chứng minh được phép hoạt động và có trụ sở tại Việt Nam đối với tổ chức nước ngoài hoặc giấy tờ chứng minh được phép cư trú tại Việt Nam đối với cá nhân nước ngoài;
- Hợp đồng cho thuê tài chính đối với trường hợp tổ chức cho thuê tài chính đề nghị được đăng ký phương tiện tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú của bên thuê.
- Trường hợp chủ phương tiện là cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa và phục hồi phương tiện được phép hoạt động theo quy định của pháp luật khi thực hiện đăng ký không phải xuất trình giấy tờ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 10 Thông tư 75/2014/TT-BGTVT.
- Cơ quan đăng ký phương tiện tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:
- Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời hạn quy định; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ;
- Trường hợp hồ sơ nhận qua hệ thống bưu điện hoặc hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời gian 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, có văn bản gửi tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
- Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký phương tiện cho chủ phương tiện. Trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.