Các chế độ sĩ quan được hưởng khi chuyển ngành sang làm việc trong biên chế tại các cơ quan nhà nước

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Võ Tấn Đại
30/09/2024 16:15 PM

Bài viết sau có nội dung về các chế độ sĩ quan được hưởng khi chuyển ngành sang làm việc trong biên chế tại các cơ quan nhà nước được quy định trong Nghị định 49/2019/NĐ-CP.

Các chế độ sĩ quan được hưởng khi chuyển ngành sang làm việc trong biên chế tại các cơ quan nhà nước

Các chế độ sĩ quan được hưởng khi chuyển ngành sang làm việc trong biên chế tại các cơ quan nhà nước (Hình từ Internet)

1. Các chế độ sĩ quan được hưởng khi chuyển ngành sang làm việc trong biên chế tại các cơ quan nhà nước

Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 49/2019/NĐ-CP thì sĩ quan, hạ sĩ quan chuyển ngành sang làm việc trong biên chế tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị và tổ chức chính trị - xã hội hưởng lương từ ngân sách nhà nước được hưởng các chế độ sau:

- Được ưu tiên bố trí việc làm phù hợp với ngành nghề chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ; được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết phù hợp với công việc đảm nhận;

- Được miễn thi tuyển nếu chuyển ngành về cơ quan cũ hoặc chuyển ngành theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Được xếp và hưởng lương theo công việc mới, chức vụ mới kể từ ngày có quyết định chuyển ngành. Trường hợp tiền lương theo ngạch, bậc được xếp thấp hơn tiền lương cấp bậc hàm của sĩ quan, hạ sĩ quan được hưởng tại thời điểm chuyển ngành thì được bảo lưu mức lương và phụ cấp thâm niên tại thời điểm chuyển ngành trong thời gian tối thiểu là 18 tháng kể từ khi có quyết định chuyển ngành và do cơ quan, đơn vị mới chi trả.

Việc tiếp tục cho hưởng lương bảo lưu ngoài thời gian 18 tháng do Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức xem xét, quyết định phù hợp với tương quan tiền lương nội bộ. Trong thời gian hưởng bảo lưu lương thì mức tiền lương chênh lệch bảo lưu giảm tương ứng khi cán bộ, công chức, viên chức được nâng lương hoặc được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung trong ngạch hoặc được nâng ngạch.

Sau thời gian bảo lưu tiền lương, cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục được hưởng mức phụ cấp thâm niên nghề tại thời điểm chuyển ngành hoặc được cộng nối để tính hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên.

- Được hưởng trợ cấp một lần của thời gian tăng thêm do quy đổi quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 49/2019/NĐ-CP:

Điều 8. Quy đổi thời gian để tính hưởng chế độ khi sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân thôi phục vụ trong Công an nhân dân, hy sinh, từ trần

...

2. Sĩ quan, hạ sĩ quan có thời gian tăng thêm do quy đổi theo quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp một lần với mức cứ 01 năm được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương của tháng liền kề trước khi sĩ quan, hạ sĩ quan thôi phục vụ trong Công an nhân dân hoặc hy sinh, từ trần.

- Trường hợp do yêu cầu điều động trở lại phục vụ trong Công an nhân dân thì thời gian chuyển ngành được tính vào thời gian công tác liên tục để xét thăng cấp bậc hàm, tính thâm niên công tác.

2. Chế độ phục vụ của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân và công nhân công an

Chế độ phục vụ của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân và công nhân công an được quy định cụ thể tại Điều 9 Luật Công an nhân dân 2018 như sau:

- Sĩ quan Công an nhân dân phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp; hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp hoặc chế độ nghĩa vụ; công nhân công an phục vụ theo chế độ tuyển dụng.

- Công dân thôi phục vụ trong Công an nhân dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự trong ngạch dự bị theo quy định của pháp luật.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 611

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn