Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, đã quy định về các nội dung mà Quốc hội ban hành luật để quy định như sau:
(1) Tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
(2) Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân mà theo Hiến pháp phải do luật định; việc hạn chế quyền con người, quyền công dân; tội phạm và hình phạt;
(3) Chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia, ngân sách nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế;
(4) Chính sách cơ bản về văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường;
(5) Quốc phòng, an ninh quốc gia;
(6) Chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;
(7) Hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân; hàm, cấp ngoại giao; hàm, cấp nhà nước khác; huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước;
(8) Chính sách cơ bản về đối ngoại;
(9) Trưng cầu ý dân;
(10) Cơ chế bảo vệ Hiến pháp;
(11) Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Quốc hội ban hành luật để quy định những gì? (Hình từ internet)
Căn cứ quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (sửa đổi 2020) thì văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (sửa đổi 2020).
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và thẩm quyền ban hành các loại văn bản pháp luật cụ thể được quy định tại Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 và Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020.
Trong đó, Quốc hội có thẩm quyền ban hành những loại văn bản quy phạm pháp luật sau đây:
- Hiến pháp.
- Bộ luật.
- Luật.
- Nghị quyết.
- Trước khi lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội tiến hành hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiến hành các hoạt động sau đây:
+ Tổng kết việc thi hành pháp luật có liên quan đến đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;
+ Tổ chức nghiên cứu khoa học về các vấn đề liên quan để hỗ trợ cho việc lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; nghiên cứu thông tin, tư liệu, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có liên quan đến đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh. Trong trường hợp cần thiết, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;
+ Xây dựng nội dung của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; đánh giá tác động của chính sách;
+ Dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành luật, pháp lệnh sau khi được Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua.
- Chuẩn bị hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh theo quy định tại Điều 37 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (sửa đổi 2020).
- Tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; tổng hợp, nghiên cứu, giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý.
- Đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh không do Chính phủ trình thì cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh còn có trách nhiệm lấy ý kiến của Chính phủ và nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Chính phủ.
(Điều 34 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)