Bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập theo Nghị định 14

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Dương Châu Thanh
11/09/2024 12:00 PM

Bản đồ ngập lụt là bản đồ thể hiện phạm vi và mức độ ngập của vùng hạ du đập khi hồ xả nước theo quy trình, xả lũ trong tình huống khẩn cấp hoặc vỡ đập. Vậy căn cứ xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập như thế nào?

Quy định về bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập theo Nghị định 14

Theo Điều 27 Nghị định 114/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước quy định:

**Bản đồ ngập lụt là bản đồ thể hiện phạm vi và mức độ ngập của vùng hạ du đập khi hồ xả nước theo quy trình, xả lũ trong tình huống khẩn cấp hoặc vỡ đập.

**Căn cứ xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập

- Đối với hồ chứa nước quan trọng đặc biệt và lớn, bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập được xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành;

- Đối với hồ chứa nước vừa và nhỏ, bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập được xây dựng trên cơ sở điều tra thực địa.

**Trách nhiệm xây dựng, phê duyệt bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập

- Vùng hạ du đập bị ảnh hưởng ngập lụt của một đập, chủ sở hữu đập xây dựng, phê duyệt bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập;

- Vùng hạ du đập bị ảnh hưởng ngập lụt của nhiều đập trên địa bàn một tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm xây dựng, phê duyệt bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập và chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước có liên quan xây dựng phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp;

- Vùng hạ du đập bị ảnh hưởng ngập lụt của nhiều đập trên địa bàn 02 tỉnh trở lên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm xây dựng, phê duyệt bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập và chuyển giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa có liên quan xây dựng phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp.

**Bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập phải được xây dựng, phê duyệt chậm nhất sau 03 năm kể từ ngày Nghị định 114/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (ngày 04/9/2018).

Bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập theo Nghị định 14

Bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập theo Nghị định 14 (Hình từ internet)

Kịch bản lập bản đồ ngập lụt ứng với các tình huống xả lũ khẩn cấp và vỡ đập

Theo TCKT 03:2015/TCTL Công trình thủy lợi - Hướng dẫn xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du hồ chứa nước trong các tình huống xả lũ khẩn cấp và vỡ đập:

- Bản đồ ngập lụt là một loại bản đồ chuyên đề trên đó thể hiện các vùng ngập lụt hạ du ở một thời điểm nhất định.

- Bản đồ ngập lụt thể hiện vùng hạ du hồ chứa có nguy cơ bị ngập, tương ứng với một số kịch bản xả lũ từ hồ chứa.

- Bản đồ ngập lụt được lập theo hướng tiếp cần sử dụng công cụ mô phỏng, tính toán bằng các mô hình thủy văn, thủy lực.

Trong đó, có nêu kịch bản lập bản đồ ngập lụt ứng với các tình huống xả lũ khẩn cấp và vỡ đập.

Căn cứ vào đặc điểm của hồ đập, mạng lưới sông hạ du, địa hình và mức độ quan trọng của vùng hạ du và các tình huống khẩn cấp đã dự kiến để lựa chọn một số kịch bản đại diện để tính toán và xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du hồ chứa:

1.  Xã lũ trong điều kiện vận hành hồ chứa (xả lũ chủ động):

1.1  Xả lũ thiết kế, Qtk;

1.2  Xả lũ kiểm tra, Cktr;

1.3  Xả lũ ứng với các kịch bản tần suất lũ p%;

1.4  Xả lũ vận hành (Qvh< Qtk), hoặc xả lũ theo thời gian thực nhưng gây ra ngập lụt vùng hạ du đập.

2.  Xả lũ trong điều kiện thiên tai bất thường (vượt tần suất thiết kế): xả lũ cực hạn (PMF);

3.  Tình huống vỡ đập: khi có hoặc không có lũ nhưng có sự cố công trình có khả năng gây vỡ đập hồ chứa.

Lưu ý:

-  Đối với hồ có đập phụ không có cùng khu vực hạ du với đập chính, cần tính toán bài toán thủy lực và lập bản đồ ngập lụt riêng cho các khu vực hạ du của đập phụ (xem khái niệm vùng hạ du đập, hồ chứa với khu vực hạ du ở phần 2. Thuật ngữ).

-  Trường hợp đập chính và phụ có cùng khu vực hạ du thì dựa vào hiện trạng an toàn của đập phụ đề lựa chọn tính vỡ đập.

-  Mỗi kịch bản được lựa chọn chỉ nên chứa đựng một biến cố có tính chất cực đoan, ví dụ sự xuất hiện lũ cực hạn (PMF) không tổ hợp với kẹt cửa van hoặc bồi lấp kênh dẫn vào tràn; hoặc lũ cực hạn (PMF) cũng không tổ hợp với trường hợp tràn khẩn cấp không làm việc, v.v...

-  Khi tính toán điều tiết lũ cản dự kiến số khoang tràn chính bị kẹt hoặc tỷ lệ bao nhiêu % cửa tràn chính bị lấp có tính đến năng lực xả của tràn khẩn cấp (nếu có). Nếu kết quả tính toán cho mực nước tối đa của hồ vẫn thấp hơn đỉnh đập thì không cần xét trường hợp này.

-  Trường hợp hồ chứa bậc thang hoặc có nhiều hồ chứa trên cùng một lưu vực: xem Phụ Lục A, mục A.11 và A.12, tương ứng.

-  Các kịch bản lựa chọn có thể lập thành bảng để quan sát tổng thể.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 2,039

Bài viết về

Phòng chống lụt bão

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]