Tải App trên Android

Siêu bão có phải là cấp độ rủi ro thiên tai cao nhất? Cấp độ rủi ro thiên tai được phân chia như thế nào?

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Lê Nguyễn Anh Hào
05/09/2024 17:15 PM

Siêu bão có phải là cấp độ rủi ro thiên tai cao nhất? Cấp độ rủi ro thiên tai được phân chia như thế nào?

Siêu bão có phải là cấp độ rủi ro thiên tai cao nhất?

Siêu bão có phải là cấp độ rủi ro thiên tai cao nhất? (Hình từ Internet)

Tiêu chí phân cấp độ rủi ro thiên tai?

Căn cứ Điều 18 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 có quy định như sau:

Cấp độ rủi ro thiên tai

1. Rủi ro thiên tai được phân thành các cấp độ. Cấp độ rủi ro thiên tai là cơ sở cho việc cảnh báo, chỉ đạo, chỉ huy, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

2. Tiêu chí phân cấp độ rủi ro thiên tai bao gồm:

a) Cường độ hoặc mức độ nguy hiểm của thiên tai;

b) Phạm vi ảnh hưởng;

c) Khả năng gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản, công trình hạ tầng và môi trường.

3. Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai.

Theo đó, cấp độ rủi ro thiên tai được phân cấp dựa trên các tiêu chí sau đây:

- Cường độ hoặc mức độ nguy hiểm của thiên tai;

- Phạm vi ảnh hưởng;

- Khả năng gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản, công trình hạ tầng và môi trường.

Siêu bão có phải là cấp độ rủi ro thiên tai cao nhất?

Căn cứ theo quy định tại Điều 42 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg về cấp độ rủi ro thiên tai do áp thấp nhiệt đới, bão như sau:

(1) Rủi ro thiên tai cấp độ 3 gồm các trường hợp sau:

- Dự báo áp thấp nhiệt đới, bão cấp 8, cấp 9 hoạt động trên Biển Đông (bao gồm cả khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa); vùng biển ven bờ; đất liền khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ;

- Dự báo bão mạnh cấp 10, cấp 11 hoạt động trên Biển Đông (bao gồm cả khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa); vùng biển ven bờ, đất liền khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên;

- Dự báo bão rất mạnh cấp 12, cấp 13 hoạt động trên Biển Đông (bao gồm cả khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa).

(2) Rủi ro thiên tai cấp độ 4 gồm các trường hợp sau:

- Dự báo bão mạnh cấp 10, cấp 11 hoạt động trên đất liền khu vực Nam Bộ;

- Dự báo bão rất mạnh cấp 12, cấp 13 hoạt động trên vùng biển ven bờ, đất liền khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên;

- Dự báo bão rất mạnh từ cấp 14, cấp 15 hoạt động trên vùng biển ven bờ; đất liền khu vực Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ;

- Dự báo bão từ cấp 14 trở lên hoạt động trên Biển Đông (bao gồm cả khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa).

(3) Rủi ro thiên tai cấp độ 5 gồm các trường hợp sau:

- Dự báo bão rất mạnh cấp 12, cấp 13 hoạt động trên đất liền khu vực Nam Bộ;

- Dự báo bão rất mạnh cấp 14, cấp 15 hoạt động trên đất liền các khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ;

- Dự báo siêu bão từ cấp 16 trở lên hoạt động trên vùng biển ven bờ; đất liền khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ.

Như vậy, có thể thấy đối với dự báo siêu bão có sức gió giật từ cấp 16 trở lên, thì được xếp vào rủi ro thiên tai cấp độ 5, cấp cao nhất trong các cấp độ rủi ro thiên tai của Việt Nam hiện nay.

Cấp độ rủi ro thiên tai được phân chia như thế nào?

Theo Điều 4 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg, đã quy định về xác định cấp độ rủi ro thiên tai như sau:

- Rủi ro thiên tai được phân cấp căn cứ vào cường độ, phạm vi ảnh hưởng, khu vực chịu tác động trực tiếp và khả năng gây thiệt hại của thiên tai.

- Cấp độ rủi ro thiên tai được xác định cho từng loại thiên tai và công bố cùng nội dung bản tin dự báo, cảnh báo về thiên tai.

- Cấp độ rủi ro của mỗi loại thiên tai được phân tối đa thành 5 cấp và được gắn với một màu đặc trưng trên các loại bản đồ, theo mức độ tăng dần của rủi ro thiên tai:

+ Cấp 1 màu xanh dương nhạt là rủi ro thấp;

+ Cấp 2 màu vàng nhạt là rủi ro trung bình;

+ Cấp 3 màu da cam là rủi ro lớn;

+ Cấp 4 màu đỏ là rủi ro rất lớn;

+ Cấp 5 màu tím là rủi ro ở mức thảm họa (Phụ lục XII Quyết định 18/2021/QĐ-TTg).

- Cấp độ rủi ro của hai hay nhiều thiên tai xảy ra đồng thời hoặc liên tiếp, có thể điều chỉnh tăng lên 1 cấp dựa trên tác động của thiên tai; trong trường hợp có nguy cơ xảy ra thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, cấp độ rủi ro có thể được xem xét tăng lên hai cấp, cao nhất là cấp 5.

Đồng thời, đối với các cơn bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), thì tại bảng 2 của Phụ lục XII kèm theo Quyết định 18/2021/QĐ-TTg, đã phân chia cấp độ rủi ro thiên tai cụ thể như sau:

Cấp ATNĐ, bão

Cấp độ rủi ro

≥ 16 (siêu bão)

4

5

5

5

5

14 - 15 (bão rất mạnh

4

4

5

5

5

12 - 13 (bão rất mạnh)

3

4

4

5

4

10 - 11 (bão mạnh

3

3

3

4

3

6 -9 (ATNĐ, bão)

3

3

3

3

3

Khu vực ảnh hưởng

Biển đông

Vùng biển ven bờ, đất liền Đông Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ

Đất liền Nam Trung Bộ

Đất liền Nam Bộ

Tây Bác, Việt Bắc, Tây Nguyên

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,507

Bài viết về

Phòng chống lụt bão

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]