Quy định chuyển tiếp của Luật Bảo hiểm xã hội 2024

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Diễm My
20/07/2024 14:30 PM

Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/20205. Dưới đây là quy định chuyển tiếp của Luật Bảo hiểm xã hội 2024.

Quy định chuyển tiếp của Luật Bảo hiểm xã hội 2024

Quy định chuyển tiếp của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (Hình từ internet)

1. Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025

Luật Bảo hiểm xã hội 2024 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 29/6/2024.

Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018; Bộ luật Lao động 2019Nghị quyết 93/2015/QH13 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thi hành.

2. Quy định chuyển tiếp của Luật Bảo hiểm xã hội 2024

- Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp tuất hằng tháng, trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc, trợ cấp hằng tháng đối với công nhân cao su và người đang hưởng trợ cấp hằng tháng sau khi đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động được điều chỉnh mức hưởng theo quy định của Chính phủ.

- Người bị đình chỉ, tạm dừng hưởng bảo hiểm xã hội do chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo trước ngày 01/01/2016 thì thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội tại thời điểm bị đình chỉ, tạm dừng.

- Người lao động đã có thời gian công tác và tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01/01/1995 tại nơi có phụ cấp khu vực, người lao động đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp khu vực trước ngày 01/01/2007 thì được hưởng trợ cấp khu vực một lần khi giải quyết hưởng lương hưu hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc hưởng chế độ tử tuất.

- Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng mà đồng thời đang hưởng phụ cấp khu vực hằng tháng tại nơi thường trú có phụ cấp khu vực thì được tiếp tục hưởng phụ cấp khu vực theo mức đang hưởng. Khi thay đổi nơi thường trú thì việc xác định hưởng phụ cấp khu vực thực hiện theo quy định của Chính phủ.

- Kể từ ngày Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thi hành mà người lao động đang nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hoặc đang nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì tiếp tục thực hiện đến hết thời hạn đã được giải quyết.

- Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động, đang hưởng trợ cấp hằng tháng sau khi đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động, đang hưởng trợ cấp hằng tháng đối với công nhân cao su, đang hưởng trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc khi chết thì thân nhân được giải quyết chế độ tử tuất theo quy định của Chính phủ.

- Người lao động có thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01/01/1995 thì thời gian này được tính để hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của Chính phủ.

- Hằng năm, Nhà nước chuyển từ ngân sách một khoản kinh phí vào quỹ bảo hiểm xã hội để bảo đảm trả đủ lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội trước ngày 01/01/1995.

- Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trước ngày 01/01/2021 và đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện trở lên thì được hưởng lương hưu khi đủ 60 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ, trừ trường hợp người lao động có nguyện vọng hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 98 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.

- Người lao động có từ đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên và có văn bản của cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc chờ đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu được quy định tại Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 01/2003/NĐ-CP thì được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.

Cán bộ xã thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định 09/1998/NĐ-CP đã có quyết định hoặc giấy chứng nhận chờ đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng trợ cấp hằng tháng của cơ quan bảo hiểm xã hội thì được hưởng trợ cấp hằng tháng khi nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi.

- Đối tượng quy định tại điểm a, b, c, d, đ, g và i khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 đã tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thi hành mà có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 20 năm trở lên thì mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức tham chiếu.

- Đối với số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Luật Việc làm 2013 nhưng đến hết ngày 30/6/2025 mà không đóng hoặc không đóng đầy đủ thì được xử lý theo quy định về chậm đóng, trốn đóng của Luật Bảo hiểm xã hội 2024.

- Khi chưa bãi bỏ mức lương cơ sở thì mức tham chiếu quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2024 bằng mức lương cơ sở. Tại thời điểm mức lương cơ sở bị bãi bỏ thì mức tham chiếu không thấp hơn mức lương cơ sở đó.

- Văn bản ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và chế độ khác theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được tiếp tục thực hiện đến hết ngày 30/6/2026.

(Điều 141 Luật Bảo hiểm xã hội 2024)

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 2,297

Bài viết về

Bảo hiểm xã hội

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]