Đề xuất tiêu chuẩn chức danh hỗ trợ pháp lý

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
21/05/2024 14:00 PM

Cho tôi hỏi đề xuất tiêu chuẩn chức danh hỗ trợ pháp lý như thế nào? - Quốc Trường (Ninh Bình)

Đề xuất tiêu chuẩn chức danh hỗ trợ pháp lý (Hình từ internet)

Vừa qua, Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp công chứng viên, đấu giá viên, hỗ trợ nghiệp vụ và hỗ trợ pháp lý trong lĩnh vực công chứng, đấu giá tài sản và trợ giúp pháp lý. Tại dự thảo Thông tư này đã đề xuất tiêu chuẩn đối với chức danh hỗ trợ pháp lý.

Đề xuất tiêu chuẩn chức danh hỗ trợ pháp lý

Theo dự thảo Thông tư thì tiêu chuẩn đối với chức danh hỗ trợ pháp lý phải dựa trên nhiệm vụ thực hiện, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

* Nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp Hỗ trợ pháp lý hạng II

- Đối với viên chức hỗ trợ pháp lý hạng II làm việc tại Trung tâm Thông tin dữ liệu trợ giúp pháp lý thuộc Cục Trợ giúp pháp lý:

+ Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản, đề án, chương trình, kế hoạch về công tác tiếp nhận, xử lý, hỗ trợ, cung cấp thông tin về trợ giúp pháp lý;

+ Chủ trì hoặc tham gia xây dựng hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc trong quá trình tiếp nhận, xử lý, hỗ trợ, cung cấp thông tin về trợ giúp pháp lý;

+ Chủ trì xây dựng tài liệu, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về công tác tiếp nhận, xử lý, hỗ trợ, cung cấp thông tin về trợ giúp pháp lý; tham gia xây dựng tài liệu, làm giảng viên, báo cáo viên về công tác tiếp nhận, xử lý, hỗ trợ, cung cấp thông tin về trợ giúp pháp lý;

+ Chủ trì hoặc tham gia xây dựng, quản lý, vận hành Trang/Cổng thông tin điện tử trợ giúp pháp lý Việt Nam để tiếp nhận, cung cấp thông tin về trợ giúp pháp lý; phát triển đội ngũ cộng tác viên về Trang/Cổng thông tin điện tử;

+ Hướng dẫn viên chức Hỗ trợ pháp lý hạng III thực hiện việc xây dựng, thu thập, xử lý, trao đổi, cung cấp dữ liệu, thông tin về trợ giúp pháp lý theo quy định;

+ Hướng dẫn viên chức Hỗ trợ pháp lý hạng III theo dõi, điểm tin báo chí và các phương tiện truyền thông khác hàng ngày về các hoạt động có liên quan đến trợ giúp pháp lý trên toàn quốc; phối hợp xử lý thông tin, ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị trực tuyến của người dân liên quan đến tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý thông qua Trang/Cổng thông tin điện tử trợ giúp pháp lý Việt Nam;

+ Phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông, các cơ quan, đơn vị khác có liên quan để thực hiện các hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý được giao;

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công.

- Đối với viên chức hỗ trợ pháp lý hạng II làm việc tại Trung tâm thông tin công chứng thuộc Sở Tư pháp:

+ Chủ trì hoặc tham gia thực hiện hỗ trợ thông tin và tư vấn công chứng của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp theo quy định và theo phân công của lãnh đạo đơn vị.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công.

* Nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp Hỗ trợ pháp lý hạng III

- Đối với viên chức hỗ trợ pháp lý hạng III làm việc tại Trung tâm Thông tin dữ liệu trợ giúp pháp lý thuộc Cục Trợ giúp pháp lý

+ Tham gia xây dựng văn bản, đề án, chương trình, kế hoạch về công tác tiếp nhận, xử lý, hỗ trợ, cung cấp thông tin về trợ giúp pháp lý;

+ Tham gia xây dựng hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác tiếp nhận, xử lý, hỗ trợ, cung cấp thông tin về trợ giúp pháp lý;

+ Tham gia xây dựng tài liệu, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về công tác tiếp nhận, xử lý, hỗ trợ, cung cấp thông tin về trợ giúp pháp lý;

+ Tham gia xây dựng, quản lý, vận hành Trang/Cổng thông tin điện từ trợ giúp pháp lý Việt Nam; tham gia phát triển đội ngũ cộng tác viên về Trang/Cổng thông tin điện tử;

+ Tham gia xây dựng, thu thập, xử lý, trao đổi, cung cấp dữ liệu, thông tin về trợ giúp pháp lý đối với tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý;

+ Tham gia theo dõi, điểm tin báo chí và các phương tiện truyền thông khác hàng ngày về các hoạt động có liên quan đến trợ giúp pháp lý trên toàn quốc; biên tập các tin, bài viết về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý và đăng tải trên Trang/Cổng thông tin điện tử trợ giúp pháp lý Việt Nam; tiếp nhận thông tin, ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị trực tuyến của người dân liên quan đến tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý thông qua Trang/Cổng thông tin điện tử trợ giúp pháp lý Việt Nam;     

+ Trực điện thoại đường dây nóng về trợ giúp pháp lý trong giờ hành chính; tiếp nhận thông tin vụ việc qua đường dây nóng, tiếp nhận ý kiến phản ánh từ các tổ chức, cá nhân nói chung và người được trợ giúp pháp lý nói riêng về hoạt động trợ giúp pháp lý trên toàn quốc; cung cấp thông tin về tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định cho người dân khi họ có yêu cầu; chuyển các vụ việc trợ giúp pháp lý do người dân chuyển đến bằng phương thức điện tử cho tổ chức và người thực hiện trợ giúp pháp lý; h) Tham gia trong việc phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông, các cơ quan, đơn vị khác có liên quan để thực hiện các hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý được giao;

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.

* Đối với viên chức hỗ trợ pháp lý hạng III làm việc tại Trung tâm thông tin công chứng thuộc Sở Tư pháp

- Tham gia thực hiện hỗ trợ thông tin và tư vấn công chứng của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp theo quy định và theo phân công của lãnh đạo đơn vị.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác được phân công.

* Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của chức danh nghề nghiệp Hỗ trợ pháp lý hạng II, hỗ trợ pháp lý hạng III

- Thực hiện theo các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của viên chức Ngành Tư pháp.

- Tuân thủ các quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục và bảo mật thông tin trong thực hiện các quy trình nghiệp vụ.

- Thực hiện nhiệm vụ theo đúng quy chế, quy định của pháp luật.

* Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của chức danh nghề nghiệp Hỗ trợ pháp lý hạng II, hỗ trợ pháp lý hạng III

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành luật.

- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được mô tả tại Đề án vị trí việc làm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (nếu có).

* Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp Hỗ trợ pháp lý hạng II, Hỗ trợ pháp lý nghiệp vụ hạng III

- Nắm vững và có năng lực vận dụng các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác hỗ trợ nghiệp vụ.

- Có năng lực hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng thực hiện hỗ trợ nghiệp vụ.

- Nghiên cứu, tổng hợp, phân tích, đánh giá, thuyết phục, tổ chức triển khai công việc và giải quyết các vấn đề phát sinh, xử lý các tình huống hỗ trợ nghiệp vụ.

- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi thực hiện hỗ trợ nghiệp vụ.

- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ theo yêu cầu vị trí việc làm.

- Viên chức dự xét thăng hạng từ hạng III lên hạng II phải có thời gian giữ chức danh hỗ trợ pháp lý hạng III hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên. Trường hợp có thời gian tương đương với chức danh hỗ trợ pháp lý hạng III thì thời gian giữ ngạch hỗ trợ pháp lý hạng III tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng).

Xem thêm nội dung tại dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp công chứng viên, đấu giá viên, hỗ trợ nghiệp vụ và hỗ trợ pháp lý trong lĩnh vực công chứng, đấu giá tài sản và trợ giúp pháp lý.

Nguyễn Hữu Hiệp

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 579

Bài viết về

lĩnh vực Dịch vụ pháp lý

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn