Cơ quan đăng ký hộ tịch là cơ quan nào? Thẩm quyền của Cơ quan đăng ký hộ tịch

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Lê Trương Quốc Đạt
18/05/2024 10:45 AM

Cơ quan đăng ký hộ tịch là cơ quan nào và thẩm quyền của Cơ quan đăng ký hộ tịch về đăng ký hộ tịch ra sao? - Tuyết Hường (Bến Tre)

Cơ quan đăng ký hộ tịch là cơ quan nào? Thẩm quyền của Cơ quan đăng ký hộ tịch

Cơ quan đăng ký hộ tịch là cơ quan nào? Thẩm quyền của Cơ quan đăng ký hộ tịch (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Cơ quan đăng ký hộ tịch là cơ quan nào? 

Theo khoản 1 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 thì cơ quan đăng ký hộ tịch là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện), Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện).

2. Thẩm quyền của Cơ quan đăng ký hộ tịch

Theo Điều 7 Luật Hộ tịch 2014 thì thẩm quyền đăng ký hộ tịch của Cơ quan đăng ký hộ tịch được quy định như sau:

* Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký hộ tịch trong các trường hợp sau:

- Đăng ký sự kiện hộ tịch quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 3 Luật Hộ tịch 2014 sau đây cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước:

+ Khai sinh;

+ Kết hôn;

+ Giám hộ;

+ Nhận cha, mẹ, con;

+ Khai tử.

- Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung thông tin hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước;

- Thực hiện các việc hộ tịch theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 3 Luật Hộ tịch 2014:

+ Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

++ Thay đổi quốc tịch;

++ Xác định cha, mẹ, con;

++ Xác định lại giới tính;

++ Nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi;

++ Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn;

++ Công nhận giám hộ;

++ Tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

+ Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật.

- Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới, còn người kia là công dân của nước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam; kết hôn, nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam; khai tử cho người nước ngoài cư trú ổn định lâu dài tại khu vực biên giới của Việt Nam.

* Ủy ban nhân dân cấp huyện đăng ký hộ tịch trong các trường hợp sau, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 7 Luật Hộ tịch 2014:

- Đăng ký sự kiện hộ tịch quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Hộ tịch 2014 có yếu tố nước ngoài:

+ Khai sinh;

+ Kết hôn;

+ Giám hộ;

+ Nhận cha, mẹ, con;

+ Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch;

+ Khai tử.

- Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc;

- Thực hiện các việc hộ tịch theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Hộ tịch 2014: Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

* Cơ quan đại diện (Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài) đăng ký các việc hộ tịch quy định tại Điều 3 Luật Hộ tịch 2014 cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài:

- Xác nhận vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch:

+ Khai sinh;

+ Kết hôn;

+ Giám hộ;

+ Nhận cha, mẹ, con;

+ Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch;

+ Khai tử.

- Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

+ Thay đổi quốc tịch;

+ Xác định cha, mẹ, con;

+ Xác định lại giới tính;

+ Nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi;

+ Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn;

+ Công nhận giám hộ;

+ Tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

- Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

- Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật.


 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 3,868

Bài viết về

lĩnh vực Hộ tịch – Cư trú – Quyền dân sự

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn