Chức vụ cao nhất của Thượng úy công an là gì?

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin
03/05/2024 10:00 AM

Xin cho tôi hỏi chức vụ cao nhất của Thượng úy công an là gì? Từ Trung úy thăng hàm lên Thượng úy công an cần bao nhiêu năm? – Hữu Hùng (An Giang)

Chức vụ cao nhất của Thượng úy công an là gì?

Chức vụ cao nhất của Thượng úy công an là gì? (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Chức vụ cao nhất của Thượng úy công an là gì?

Theo điểm k khoản 1 Điều 25 Luật Công an nhân dân 2018, chức vụ cao nhất của Thượng úy công an là Tiểu đội trưởng.

Từ Trung úy thăng hàm lên Thượng úy công an cần bao nhiêu năm?

Để được thăng hàm lên Thượng úy công an, trước hết sĩ quan đó đã mang hàm Trung úy và đồng thời đảm bảo các điều kiện xét thăng cấp bậc hàm theo khoản 2 Điều 22 Luật Công an nhân dân 2018, cụ thể:

Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân được thăng cấp bậc hàm khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Hoàn thành nhiệm vụ, đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe;

- Cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm;

- Đủ thời hạn xét thăng cấp bậc hàm theo quy định, cụ thể từ Trung úy lên Thượng úy sẽ là 03 năm.

Như vậy, để từ Trung úy thăng hàm lên Thượng úy công an thì cá nhân đó sẽ mất 03 năm.

Tuy nhiên, sĩ quan công an nhân vẫn có thể được thăng hàm lên Thượng úy công an trước thời hạn 03 năm hoặc vượt bậc (tức cấp bậc hàm ban đầu không phải Trung úy) nếu thuộc các trường hợp sau:

- Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, xây dựng Công an nhân dân, nghiên cứu khoa học, công tác, học tập mà cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang đảm nhiệm thì được xét thăng cấp bậc hàm trước thời hạn.

- Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật mà cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang đảm nhiệm từ 02 bậc trở lên thì được xét thăng cấp bậc hàm vượt bậc, nhưng không vượt quá cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan đang đảm nhiệm.

(Khoản 2, Điểm a khoản 3 Điều 22 và Khoản 1, 2 Điều 23 Luật Công an nhân dân 2018)

Chức năng của Công an nhân dân

Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Trong đó, Công an nhân dân có chức năng tham mưu với Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

(Điều 3 và Điều 15 Luật Công an nhân dân 2018)

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 2,682

Bài viết về

Công an nhân dân

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn