Xử lý chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra như thế nào? (Hình từ internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Theo Điều 31 Nghị định 03/2024/NĐ-CP quy định về xử lý chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra như sau:
- Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành nếu phát hiện chồng chéo, trùng lặp với hoạt động kiểm toán nhà nước thì phối hợp với cơ quan kiểm toán nhà nước để xử lý theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước 2015 và Luật Thanh tra 2022, bảo đảm một nội dung hoạt động của tổ chức, cá nhân chỉ là đối tượng của một cơ quan thanh tra hoặc cơ quan kiểm toán nhà nước.
- Chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và các cơ quan thanh tra khác được xử lý như sau:
+ Chồng chéo, trùng lặp với hoạt động của Thanh tra Chính phủ thì Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra;
+ Chồng chéo, trùng lặp với hoạt động của Thanh tra Bộ thì trao đổi với Thanh tra Bộ để xử lý; trường hợp không thống nhất được thì Thanh tra Bộ tiến hành thanh tra;
+ Chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra của các Tổng cục, Cục thuộc Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thì các Tổng cục trưởng, Cục trưởng Cục thuộc Bộ trao đổi để xử lý, trường hợp không thống nhất được thì báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định;
+ Chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra của Tổng cục, Cục thuộc Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành với Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở thì Tổng cục trưởng, Cục trưởng trao đổi với Chánh Thanh tra tỉnh, Chánh Thanh tra sở để xử lý; trường hợp không thống nhất được thì Tổng cục, Cục thuộc Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra;
+ Chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra của Cục thuộc Tổng cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, Bảo hiểm xã hội tỉnh với Thanh tra tỉnh thì Cục trưởng, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh trao đổi với Chánh Thanh tra tỉnh để xử lý; trường hợp không thống nhất được thì Thanh tra tỉnh tiến hành thanh tra;
+ Chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra của Cục thuộc Tổng cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, Bảo hiểm xã hội tỉnh với Thanh tra sở thì Cục trưởng, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh trao đổi với Chánh Thanh tra sở để xử lý; trường hợp không thống nhất được thì Cục thuộc Tổng cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, Bảo hiểm xã hội tỉnh tiến hành thanh tra;
+ Chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra của Cục thuộc Tổng cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành với Tổng cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thì Cục trưởng, Tổng cục trưởng trao đổi để xử lý, trường hợp không thống nhất được thì Tổng cục tiến hành thanh tra;
+ Chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động của các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành của Bộ với cơ quan thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ thì Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trao đổi với Thủ trưởng cơ quan thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ để xử lý; trường hợp không thống nhất được thì báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ xem xét, quyết định;
+ Các trường hợp khác có sự chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra của các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành với nhau thì các cơ quan được giao thực hiện thanh tra chuyên ngành trao đổi để xử lý; trường hợp không thống nhất được thì cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành cấp trên tiến hành thanh tra.
- Thanh tra Bộ, Thanh tra cơ quan thuộc Chính phủ, Thanh tra tỉnh tổng hợp, báo cáo Thanh tra Chính phủ việc xử lý chồng chéo, trùng lặp trước khi xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm.
Các nguyên tắc hoạt động thanh tra được quy định tại Điều 4 Luật Thanh tra 2022 như sau:
- Tuân theo pháp luật, dân chủ, công khai, khách quan, kịp thời, chính xác.
- Không làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
- Không trùng lặp về phạm vi, thời gian giữa các cơ quan thanh tra, giữa cơ quan thanh tra với cơ quan kiểm toán nhà nước; không trùng lặp trong việc thực hiện quyền khi tiến hành thanh tra
Thẩm quyền quyết định thanh tra lại được quy định như sau:
- Chánh Thanh tra Bộ quyết định thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của Tổng cục trưởng, Cục trưởng Cục thuộc Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Chánh Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
- Tổng cục trưởng Tổng cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc Chánh Thanh tra Tổng cục trong trường hợp thành lập cơ quan thanh tra quyết định thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của Cục trưởng Cục thuộc Tổng cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
(Điều 32 Nghị định 03/2024/NĐ-CP)