Lợi nhuận biên là gì? Cách tính lợi nhuận biên

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Mai Thanh Lợi
23/02/2024 14:33 PM

Xin hỏi loại nhuận biên được hiểu nhưng thế nào và cách tính lợi nhuận biên cụ thể ra sao? - Thanh Vân (TPHCM)

Lợi nhuận biên là gì?

Biên lợi nhuận hay lợi nhuận biên là một trong những tỷ suất sinh lời thường được sử dụng để đánh giá mức độ lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh dưới dạng phần trăm. Nói một cách đơn giản, đó là con số phần trăm cho biết doanh nghiệp đã tạo ra bao nhiêu lợi nhuận cho mỗi đơn vị doanh thu.

Các đặc điểm cơ bản của lợi nhuận biên bao gồm:

- Lợi nhuận biên đo lường mức độ mà một doanh nghiệp hoặc một hoạt động kinh doanh kiếm tiền, về cơ bản bằng cách chia thu nhập cho doanh thu.

- Được biểu thị dưới dạng phần trăm, tỷ suất lợi nhuận cho biết có bao nhiêu lợi nhuận đã được tạo ra cho mỗi doanh thu bán hàng.

- Mặc dù có một số loại tỷ suất lợi nhuận, nhưng tỷ suất lợi nhuận quan trọng và thường được sử dụng nhất là tỷ suất lợi nhuận ròng, lợi nhuận cuối cùng của một doanh nghiệp sau khi tất cả các khoản chi phí khác, bao gồm thuế và các khoản lẻ, đã được loại bỏ khỏi doanh thu.

- Lợi nhuận biên được các nhà đầu tư và doanh nghiệp sử dụng làm chỉ số về sức khỏe tài chính, kỹ năng quản lý và tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp.

- Vì tỷ suất lợi nhuận điển hình thay đổi theo lĩnh vực ngành, nên cần thận trọng khi so sánh các số liệu của các doanh nghiệp khác nhau.

Cách tính lợi nhuận biên

Cách tính lợi nhuận biên (Hình từ internet)

Cách tính lợi nhuận biên

Cách tính lợi nhuận biên trong một số trường hợp cụ thể như sau:

(1) Cách tính biên lợi nhận gộp

Biên lợi nhuận gộp là chỉ số có được khi ta lấy lợi nhuận gộp chia cho Doanh thu thuần (tính theo tỷ lệ %). Biên lợi nhuận gộp được tính theo công thức sau đây:

Biên lợi nhuận gộp = (Lợi nhuận gộp) : (Doanh thu tuần x 100%)

Trong đó:

- Doanh thu thuần = (Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ) - (Các khoản giảm trừ doanh thu)

- Lợi nhuận gộp = (Doanh thu thuần) - (Giá vốn hàng bán)

Biên lợi nhuận gộp cho biết khả năng của doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận từ sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Nó cũng cho phép so sánh hiệu suất kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành.

(2) Biên lợi nhuận hoạt động

Biên lợi nhuận hoạt động thể hiện cứ mỗi 100 đồng doanh thu thuần sẽ mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế, từ đây đánh giá rõ hơn hiệu quả của các khoản chi phí khi tham gia vào quá trình kinh doanh.

Biên lợi nhuận hoạt động được tính theo công thức sau đây:

Biên lợi nhuận hoạt động = (Lợi nhuận trước thuế) : (Doanh thu thuần) x 100%

Biên lợi nhuận hoạt động cho biết khả năng của doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận sau khi trừ chi phí hoạt động liên quan đến sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ của họ. Nó cũng cho phép đánh giá hiệu quả của quản lý chi phí và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

(3) Biên lợi nhuận ròng

Biên lợi nhuận ròng thể hiện mỗi 100 đồng doanh thu sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, từ đó chủ doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư sẽ thấy được với 1% gia tăng của doanh thu thì cổ tức hoặc thu nhập ròng sẽ tăng tương ứng là bao nhiêu %.

Biên lợi nhuận ròng được tính theo công thức sau đây:

Biên lợi nhuận ròng = (Lợi nhuận sau thuế) : (Doanh thu thuần) x 100%

Biên lợi nhuận ròng cho thấy khả năng của doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận sau khi trừ tất cả chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh. Nó đóng vai trò như một thức đo để chia sẻ với các nhà đầu tư tiềm năng.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 24,871

Bài viết về

lĩnh vực Doanh nghiệp

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn