Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn những nội dung gì tại Bộ luật Lao động 2019?

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Lê Trương Quốc Đạt
23/11/2023 09:30 AM

Cho tôi hỏi Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn những nội dung gì tại Bộ luật Lao động 2019? - Minh Thông (Hà Nội)

Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn những nội dung gì tại Bộ luật Lao động 2019?

Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn những nội dung gì tại Bộ luật Lao động 2019? (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn những nội dung gì tại Bộ luật Lao động 2019?

Theo Điều 1 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung về điều kiện lao động và quan hệ lao động theo các điều, khoản sau đây của Bộ luật Lao động 2019 sau đây:

(1) Quản lý lao động theo khoản 3 Điều 12 Bộ luật Lao động 2019;

(2) Hợp đồng lao động theo khoản 4 Điều 21; điểm d khoản 1 Điều 35, điểm d khoản 2 Điều 36; khoản 4 Điều 46; khoản 4 Điều 47; khoản 3 Điều 51 Bộ luật Lao động 2019.

(3) Cho thuê lại lao động theo khoản 2 Điều 54 Bộ luật Lao động 2019.

(4) Tổ chức đối thoại và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo khoản 4 Điều 63 Bộ luật Lao động 2019.

(5) Tiền lương theo khoản 3 Điều 92; khoản 3 Điều 96; khoản 4 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019.

(6) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo khoản 5 Điều 107, khoản 7 Điều 113, Điều 116 Bộ luật Lao động 2019.

(7) Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất theo khoản 5 Điều 118; khoản 6 Điều 122; khoản 2 Điều 130; Điều 131 Bộ luật Lao động 2019.

(8) Lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới theo khoản 6 Điều 135 Bộ luật Lao động 2019.

(9) Lao động là người giúp việc gia đình theo khoản 2 Điều 161 Bộ luật Lao động 2019.

(10) Giải quyết tranh chấp lao động theo khoản 2 Điều 184; khoản 6 Điều 185; khoản 2 Điều 209; khoản 2 Điều 210 Bộ luật Lao động 2019.

2. Đối tượng áp dụng các quy định tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP

Theo Điều 2 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì đối tượng áp dụng bao gồm:

- Người lao động, người học nghề, tập nghề theo khoản 1 Điều 2 Bộ luật Lao động 2019.

- Người sử dụng lao động theo khoản 2 Điều 2 Bộ luật Lao động 2019.

- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện quy định tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

3. Hình thức trả lương theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP

Theo Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì hình thức trả lương theo Điều 96 Bộ luật Lao động 2019 được quy định cụ thể như sau:

- Căn cứ vào tính chất công việc và điều kiện sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận trong hợp đồng lao động hình thức trả lương theo thời gian, theo sản phẩm và trả lương khoán như sau:

+ Tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động hưởng lương theo thời gian, căn cứ vào thời gian làm việc theo tháng, tuần, ngày, giờ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, cụ thể:

++ Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc;

++ Tiền lương tuần được trả cho một tuần làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương tuần được xác định bằng tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần;

++ Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn. 

Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tuần thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tuần chia cho số ngày làm việc trong tuần theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

++ Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng hoặc theo tuần hoặc theo ngày thì tiền lương giờ được xác định bằng tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Lao động 2019.

+ Tiền lương theo sản phẩm được trả cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm, căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao.

+ Tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.

- Tiền lương của người lao động theo các hình thức trả lương quy định tại khoản 1 Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng. 

Người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương khi chọn trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 4,232

Bài viết về

lĩnh vực Lao động - Tiền lương

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn