Tải App trên Android

QCVN 02:2019/BCT: Yêu cầu đối với bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG)

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin
16/11/2023 09:34 AM

Xin cho tôi hỏi QCVN 02:2019/BCT là quy chuẩn gì? Yêu cầu đối với bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (bồn chứa LPG) được quy định ra sao? – Minh Công (Bình Dương)

QCVN 02:2019/BCT: Yêu cầu đối với bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG)

QCVN 02:2019/BCT: Yêu cầu đối với bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

QCVN 02:2019/BCT là quy chuẩn gì?

QCVN 02:2019/BCT là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trạm nạp khí dầu mỏ hóa lỏng do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trạm nạp khí dầu mỏ hoá lỏng biên soạn, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành theo Thông tư 35/2019/TT-BCT.

Khí dầu mỏ hóa lỏng là gì?

Theo QCVN 02:2019/BCT, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) Là sản phẩm hydrocacbon có nguồn gốc dầu mỏ với thành phần chính là propan (C3H8) hoặc butan (C4H10) hoặc hỗn hợp của cả hai loại này. Tại nhiệt độ, áp suất bình thường các hydrocacbon này ở thể khí và khi được nén đến một áp suất nhất định hoặc làm lạnh đến nhiệt độ phù hợp thì chúng chuyển sang thể lỏng.

QCVN 02:2019/BCT: Yêu cầu đối với bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG)

Cụ thể QCVN 02:2019/BCT đã quy định về Yêu cầu đối với bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (hay còn gọi là bồn chứa LPG) như sau:

(1) Thiết kế, chế tạo

- Bồn chứa phải được thiết kế, chế tạo đáp ứng quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6008:2010, TCVN 6155:1996, TCVN 6156:1996, TCVN 6486:2008, TCVN 7441:2004 và TCVN 8366:2010;

- Áp suất thiết kế của bồn chứa không nhỏ hơn 1,7 MPa. Nhiệt độ thiết kế thấp nhất của bồn chứa không lớn hơn -10 oC;

- Nhãn trên vỏ bồn phải được ghi các thông tin tối thiểu dưới đây:

+ Tên nhà chế tạo.

+ Thời gian chế tạo.

+ Áp suất thiết kế.

+ Áp suất thử.

+ Nhiệt độ thiết kế.

+ Dung tích.

(2) Các chi tiết đấu nối, lắp ráp

- Bồn chứa phải có cửa người chui hoặc cửa kiểm tra. Cửa người chui, nếu là hình bầu dục kích thước tối thiểu 400 mm x 300 mm, nếu là hình tròn đường kính tối thiểu 400 mm;

- Các chi tiết đấu nối, lắp ráp phải phù hợp cho việc sử dụng LPG.

(3) Các thiết bị phụ

- Bồn chứa phải được trang bị các thiết bị sử dụng phù hợp với LPG sau đây:

+ Van an toàn.

+ Van trên đường nhập LPG lỏng.

+ Van trên đường xuất LPG lỏng.

+ Van trên đường xuất LPG hơi.

+ Van trên đường hồi hơi LPG.

+ Van hạn chế lưu lượng (excess flow valve).

+ Van xả đáy.

+ Thiết bị đo mức LPG lỏng.

+ Nhiệt kế.

+ Áp kế.

- Van an toàn

Van an toàn được nối vào phần không gian chứa hơi LPG của bồn chứa và có giải pháp phù hợp để có thể tháo van, thử.

Dung tích bồn chứa nhỏ hơn hoặc bằng 20 m3 lắp ít nhất một van an toàn.

Dung tích bồn chứa lớn hơn 20 m3 lắp ít nhất hai van an toàn.

Lưu lượng xả tối thiểu của van an toàn đối với bồn chứa đặt chìm hoặc bồn chứa đắp đất như bảng 1:

Bảng 1- Lưu lượng xả tối thiểu của van an toàn đối với bồn chứa đặt chìm hoặc bồn chứa đắp đất

Diện tích bề mặt ngoài, S

m2

Lưu lượng dòng khí, A

m3/min

Diện tích bề mặt ngoài, S

m2

Lưu lượng dòng khí, A

m3/min

1,0

4

30

52

2,5

7

35

59

5,0

12

40

66

7,5

17

50

79

10

22

60

92

12,5

26

70

104

15

30

80

116

Trong đó:

S là tổng diện tích bề mặt ngoài của bồn chứa, ( m2)

A là lưu lượng dòng khí cho phép thoát ra ở 15oC và áp suất khí quyển, (m3/min).

Với các bồn chứa mà kích thước không được liệt kê ở bảng trên thì có thể sử dụng công thức: A = 3,1965 S0,82.

+ Lưu lượng xả của van an toàn đối với bồn chứa đặt nổi bằng 3,33 lần giá trị tương ứng trong bảng 1.

+ Chiều cao miệng ống xả của van an toàn tối thiểu phải cao hơn mặt đất 3 m và cao hơn đỉnh bồn 2 m.

- Van trên đường nhập LPG lỏng

Trên đường nhập LPG lỏng phải lắp một van một chiều và một van đóng ngắt. Các ống nối có đường kính danh định lớn hơn 50 mm phải được lắp van nối bích, chế tạo bằng thép đúc, có áp suất làm việc tối thiểu bằng áp suất thiết kế của hệ thống ống.

- Van trên đường xuất LPG lỏng và hơi

 Các ống nối đầu ra của đường xuất LPG phải được lắp van đóng khẩn cấp đóng nhanh bằng tay hoặc kết hợp tự động để ngắt nguồn cung cấp LPG trong trường hợp khẩn cấp. Các ống nối có đường kính danh định lớn hơn 50 mm phải được lắp van nối bích bằng thép đúc, có áp suất làm việc tối thiểu bằng áp suất thiết kế của hệ thống ống.

- Van xả đáy

Miệng ống xả đáy trong bồn chứa phải bố trí ở điểm gom chất lỏng thấp nhất. Ống xả đáy ngoài bồn phải được lắp hai van đóng ngắt để đảm bảo chống rò rỉ, hai van cách nhau một đoạn ống dài 500 mm để tránh nước xả cặn làm đông cứng và nghẽn van.

- Thiết bị đo mức LPG lỏng

Bồn chứa phải lắp ít nhất một dụng cụ đo mức chất lỏng có dải đo thể hiện toàn bộ dung tích bồn chứa.

Đồng hồ đo mức kiểu xả LPG lỏng ra môi trường phải có đường kính lỗ xả không lớn hơn 1,5 mm.

- Áp kế

+ Bồn chứa phải có áp kế được lắp ở không gian chứa LPG hơi;

+ Cấp chính xác không lớn hơn 2,5;

+ Đường kính mặt áp kế không nhỏ hơn 75 mm;

+ Thang đo phải đảm bảo áp suất làm việc lớn nhất từ 1/3 đến 2/3 thang đo.

(4) Bệ đỡ bồn chứa

- Bệ đỡ và móng bồn chứa phải đảm bảo khả năng chịu tải ứng với bồn chứa đầy nước;

- Bồn chứa phải được gắn chặt vào bệ để không bị nổi lên khi xảy ra ngập lụt;

- Kết cấu của bệ đỡ phải đảm bảo không gian bên dưới bồn để lắp đặt đường ống và thao tác vận hành, bảo dưỡng thiết bị bên dưới an toàn.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 3,548

Bài viết về

lĩnh vực Hóa chất

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]