Mức phạt nồng độ cồn với nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu (Hình từ internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu bao gồm các chức danh sau đây:
- Trưởng tàu;
- Lái tàu, phụ lái tàu;
- Nhân viên điều độ chạy tàu tuyến, điều độ chạy tàu ga;
- Trực ban chạy tàu ga;
- Trưởng dồn;
- Nhân viên gác ghi;
- Nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe;
- Nhân viên tuần đường, cầu, hầm, gác hầm;
- Nhân viên gác đường ngang, cầu chung;
- Các chức danh nhân viên khác phù hợp với từng loại hình đường sắt.
(Khoản 1 Điều 35 Luật Đường sắt 2017)
* Mức phạt nồng độ cồn với nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu (trừ lái tài và phụ lái tàu:
Xử phạt nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu (trừ lái tàu và phụ lái tàu) vi phạm quy định về nồng độ cồn như sau:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi khi làm nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
- Phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi khi làm nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
- Phạt từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Khi làm nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
+ Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.
(Điều 63 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
* Mức phạt nồng độ cồn với lái tàu và phụ lái tàu:
- Khi làm nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở:
+ Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
+ Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái tàu từ 03 tháng đến 05 tháng.
- Khi làm nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở:
+ Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng.
+ Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái tàu từ 10 tháng đến 12 tháng
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái tàu từ 22 tháng đến 24 tháng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Khi làm nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
+ Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.
(Khoản 5, 6, 7 Điều 66 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu khi làm việc phải có các điều kiện sau đây:
- Có bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh theo quy định của pháp luật;
- Có đủ điều kiện sức khỏe khi tuyển dụng và giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn sức khỏe định kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Đối với lái tàu, ngoài các điều kiện quy định tại khoản này còn phải có giấy phép lái tàu.
(Khoản 2 Điều 35 Luật Đường sắt 2017)