Đáp án tuần 1 Cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật, hiểu biết về Văn hóa giao thông an toàn tỉnh Vĩnh Phúc

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Hồ Quốc Tuấn
01/11/2024 14:31 PM

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung đáp án tuần 1 Cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật, hiểu biết về Văn hóa giao thông an toàn tỉnh Vĩnh Phúc

Đáp án tuần 1 Cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật, hiểu biết về Văn hóa giao thông an toàn tỉnh Vĩnh Phúc

Đáp án tuần 1 Cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật, hiểu biết về Văn hóa giao thông an toàn tỉnh Vĩnh Phúc (Hình từ internet)

Đáp án tuần 1 Cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật, hiểu biết về Văn hóa giao thông an toàn tỉnh Vĩnh Phúc

Ngày 25/10/2024, Ban An toàn giao thông tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Quyết định 110/QĐ-BATGT về việc ban hành thể lệ Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức pháp luật, hiểu biết về Văn hóa giao thông an toàn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2024.

Dưới đây là đáp án tham khảo tuần 1 Cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật, hiểu biết về Văn hóa giao thông an toàn tỉnh Vĩnh Phúc:

Câu 1: Đâu là nội dung mới của Nghị định số 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng?

A. Tăng mức xử phạt đối với một số hành vi vi phạm.

B. Sửa đổi một số quy định về thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt.

C. Tất cả các nội dung trên.

D. Sửa đổi, bổ sung một số hành vi vi phạm.

Câu 2: Đặc điểm của biển báo cấm là gì?

A. Là loại biển hiệu có hình chữ nhật hoặc hình vuông nền màu xanh, bên trong có hình vẽ hoặc chữ màu trắng.

B. Biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm, trừ một số trường hợp đặc biệt.

C. Hình tròn nền xanh

D. Hình tam giác màu vàng, viền màu đỏ, giữa có hình vẽ màu đen biểu thị nội dung cần biết.

Câu 3: Khái niệm về văn hóa giao thông được hiểu như thế nào là đúng?

A. Là sự hiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về giao thông.

B. Là ứng sử có văn hóa, có tình yêu thương con người trong các tình huống không may xảy ra khi tham gia giao thông.

C. Tất cả các phương án trên.

D. Là ý thức trách nhiệm với cộng đồng khi tham gia giao thông.

Câu 4: Khi tham gia giao thông, trường hợp nào dưới đây là không an toàn, gây nguy hiểm?

A. Đi xe đạp chở 1 người ngồi sau.

B. Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe máy.

C. Sử dụng điện thoại khi điều khiển xe đạp, xe đạp máy.

D. Đi qua đường cùng người lớn.

Câu 5: Khi điều khiển xe chạy trên đường biết có xe sau xin vượt nếu đủ điều kiện an toàn người lái xe phải làm gì?

A. Cho xe tránh về bên phải mình và ra hiệu cho xe sau vượt. Nếu có chướng ngại vật phía. trước hoặc thiếu điều kiện an toàn chưa cho vượt được phải ra hiệu cho xe sau biết. Cấm xe bị vượt gây trở ngại cho xe xin vượt.

B. Giảm tốc độ và ra hiệu cho xe sau vượt. Không được gây trở ngại cho xe sau vượt.

C. Người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 6: Khi tham gia giao thông những hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm?

A. Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe máy.

B. Lạng lách, đánh võng; đuổi nhau trên đường

C. Dùng tay sử dụng điện thoại khi đang lái xe

D. Tất cả các ý trên

Câu 7: Luật Giao thông đường bộ hiện hành được ban hành năm nào?

A. Năm 2008

B. Năm 2007

C. Năm 2010

D. Năm 2009

Câu 8: “Giao thông là mạch máu của tổ chức. Giao thông tốt thì mọi việc dễ dàng. Giao thông xấu thì các việc đình trệ”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định như vậy trong văn kiện nào dưới đây?

A. Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” (ngày 12/12/1946).

B. Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” (ngày 25/11/1945).

C. Chỉ thị “Công việc khẩn cấp bây giờ” (ngày 5/11/1946).

D. Lời kêu gọi "Toàn quốc kháng chiến" (ngày 19/12/1946).

Câu 9: Luật TTATGT đường bộ năm 2024 có hiệu lực từ ngày tháng năm nào?

A. Ngày 01/01/2024

B. Ngày 01/11/2024

C. Ngày 01/01/2025

D. Ngày 01/11/2025

Câu 10: Đâu là trụ cột về an toàn giao thông đường bộ được nêu trong Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045?

A. Phương tiện giao thông, Người tham gia giao thông.

B. Ứng phó sau tai nạn giao thông.

C. Quản lý Nhà nước, Kết cấu hạ tầng.

D. Tất cả các nội dung trên.

Cách quy định Cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật, hiểu biết về Văn hóa giao thông an toàn tỉnh Vĩnh Phúc

Người dự thi phải cung cấp đầy đủ, thông tin cá nhân chính xác trùng khớp với giấy tờ tùy thân và số điện thoại cá nhân trên hệ thống Cuộc thi để Ban Tổ chức liên hệ khi đạt giải, xác minh và trao giải thưởng. Trong trường hợp Ban Tổ chức không liên lạc được với người đoạt giải theo số điện thoại cá nhân đã cung cấp lên hệ thống Cuộc thi hoặc không xác minh được người đoạt giải, giải thưởng sẽ bị huỷ bỏ trong vòng 07 ngày từ khi cuộc thi kết thúc .

Nghiêm cấm việc người dự thi nhờ người khác thi hộ, sử dụng thông tin của người khác để tham gia thi hoặc xâm nhập trái phép vào hệ thống cuộc thi; nếu bị phát hiện, người dự thi sẽ bị hủy kết quả thi.

Người dự thi có thể làm bài thi vào bất cứ thời gian nào trong khung giờ Ban Tổ chức thông báo. Ban Tổ chức không chịu trách nhiệm đối với lỗi kết nối do đường truyền mạng hoặc lỗi do thiết bị của người dự thi.

Người đạt giải cuộc thi sau khi Ban tổ chức thông báo đến nhận giải trong vòng 30 ngày không đến nhận và không có phản hồi thì Ban Tổ chức xung quỹ phúc lợi của đơn vị.

Trong thời gian diễn ra Cuộc thi, nếu có những vấn đề phát sinh ngoài quy định của Thể lệ này, Ban Tổ chức sẽ xem xét, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.

Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ từ năm 2025

Căn cứ Điều 3 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ như sau:

- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Bảo đảm giao thông đường bộ được trật tự, an toàn, thông suốt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường bộ và ùn tắc giao thông; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân và tài sản của cơ quan, tổ chức.

- Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy định khác của pháp luật có liên quan, có trách nhiệm giữ an toàn cho mình và cho người khác.

- Mọi hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

- Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải công khai, minh bạch và thuận lợi cho người dân.

- Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 3,368

Bài viết về

lĩnh vực Giao thông - Vận tải

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]