Thẩm quyền ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát trong giao thông đường thủy

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin
13/09/2023 15:00 PM

Xin cho tôi hỏi ai có thầm quyền ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát trong giao thông đường thủy từ ngày 16/9/2023? – Khánh Linh (Tây Ninh)

Thẩm quyền ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát trong giao thông đường thủy

Thẩm quyền ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát trong giao thông đường thủy (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Các loại kế hoạch tuần tra, kiểm soát trong giao thông đường thủy

Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 36/2023/TT-BCA, các loại kế hoạch tuần tra, kiểm soát trong giao thông đường thủy bao gồm:

- Kế hoạch tổng kiểm soát và xử lý vi phạm;

- Kế hoạch cao điểm tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm;

- Kế hoạch tuần tra, kiểm soát thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất;

- Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề;

- Kế hoạch phối hợp với các đơn vị liên quan bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy, an ninh, trật tự;

- Kế hoạch công tác tuần; kế hoạch tuần tra, kiểm soát cho Tổ Cảnh sát đường thủy.

2. Thẩm quyền ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát trong giao thông đường thủy

Cụ thể tại Điều 6 Thông tư 36/2023/TT-BCA quy định về thầm quyền ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát trong giao thông đường thủy như sau:

- Bộ trưởng Bộ Công an ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên đường thủy toàn quốc.

- Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông:

+ Tham mưu Bộ trưởng Bộ Công an ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên đường thủy toàn quốc;

+ Trực tiếp ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên đường thủy theo tuyến, địa bàn hoặc toàn quốc;

+ Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đã ban hành.

- Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây biết gọn là Giám đốc Công an cấp tỉnh):

+ Ban hành các kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trong phạm vi quản lý;

+ Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trong phạm vi quản lý;

+ Chỉ đạo, phối hợp với lực lượng tuần tra, kiểm soát của Cục Cảnh sát giao thông khi có yêu cầu.

- Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát và đấu tranh phòng chống tội phạm trên đường thủy nội địa:

+ Tham mưu Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông ban hành các kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thuộc thẩm quyền của Cục Cảnh sát giao thông;

+ Trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm của Bộ Công an và Cục Cảnh sát giao thông.

- Thủy đoàn trưởng thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông (sau đây viết gọn là Trưởng phòng Cảnh sát giao thông); Trưởng Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Trưởng Công an quận, huyện, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Trưởng Công an cấp huyện):

+ Xây dựng kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thường xuyên, định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất trên tuyến, địa bàn được phân công;

+ Phê duyệt kế hoạch công tác tuần của các Đội, Trạm, Thủy đội trực thuộc.

- Đội trưởng, Trạm trưởng, Thủy đội trưởng:

+ Tham mưu Thủy đoàn trưởng; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông; Trưởng Công an cấp huyện thực hiện nhiệm vụ quy định tại điểm a khoản 5 Điều này;

+ Lập kế hoạch công tác tuần báo cáo Thủy đoàn trưởng; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông; Trưởng Công an cấp huyện hoặc cấp phó được giao phụ trách phê duyệt;

+ Căn cứ kế hoạch công tác tuần đã được phê duyệt, lập lịch thực hiện kế hoạch công tác tuần cho từng Tổ tuần tra, kiểm soát;

+ Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên của Tổ tuần tra, kiểm soát trong Sổ kế hoạch và nhật ký tuần tra, kiểm soát đường thủy;

+ Chỉ được lập từng kế hoạch cho một Tổ tuần tra, kiểm soát; khi thực hiện xong kế hoạch mới được lập kế hoạch thực hiện tiếp theo.

- Trưởng Công an xã, phường, thị trấn (sau đây viết gọn là Trưởng Công an cấp xã) thông qua kế hoạch đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn để thực hiện công tác bảo đảm trật tự, trật tự an toàn giao thông đối với người, phương tiện ở các bến khách ngang sông và các tuyến đường thủy chưa được công bố thuộc phạm vi địa giới hành chính cấp xã.

Thông tư 36/2023/TT-BCA có hiệu lực kể từ ngày 16/9/2023.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,147

Bài viết về

lĩnh vực Giao thông - Vận tải

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn