Những trường hợp sinh con thứ 3 mà không vi phạm chính sách dân số

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Diễm My
06/07/2023 13:01 PM

Cho tôi hỏi trường hợp nào sinh con thứ 3 mà không vi phạm chính sách dân số? – Ngọc Hằng (Bình Định)

Những trường hợp sinh con thứ 3 mà không vi phạm chính sách dân số

Những trường hợp sinh con thứ 3 mà không vi phạm chính sách dân số (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng khi thực hiện chính sách dân số

Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản:

- Quyết định thời gian và khoảng cách sinh con;

- Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định (chi tiết tại mục 2);

- Bảo vệ sức khỏe, thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS và thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến sức khỏe sinh sản.

(Điều 10 Pháp lệnh dân số 2003, được sửa đổi năm 2008)

2. Những trường hợp sinh con thứ 3 mà không vi phạm chính sách dân số

Những trường hợp sinh con thứ 3 mà không vi phạm chính sách dân số được quy định tại Điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CP (sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 18/2011/NĐ-CP), bao gồm:

- Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.

- Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.

- Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.

- Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):

+ Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ);

+ Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.

- Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.

- Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận. Cụ thể danh mục bệnh ban hành kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BYT như sau:

STT

Mã ICD*

Tên dị tật, bệnh

    Chương 1: Bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật

1

A52.3

Giang mai (Di chứng)

2

A81.1

Viêm toàn não xơ hóa bán cấp

3

A81.2

Bệnh lý não trắng đa ổ tiến triển

4

B90.0

Di chứng do lao hệ thần kinh trung ương

5

B90.2

Di chứng do lao xương và khớp

6

B91

Di chứng do bại liệt

7

B92

Di chứng do phong

8

B94.1

Di chứng viêm não

   

Chương 2: Khối u

9

 

Tất cả các chẩn đoán xác định Ung thư

   

Chương 3: Bệnh máu, cơ quan tạo máu và miễn dịch

10

D59.3

Hội chứng tan máu do urê máu cao

11

D59.5

Đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm (Hội chứng Marchifava-Micheli)

12

D60

Bất sản đơn thuần dòng hồng cầu mắc phải (giảm nguyên hồng cầu)

13

D60.0

Bất sản đơn thuần dòng hồng cầu mắc phải mạn tính

14

D60.8

Bất sản đơn thuần dòng hồng cầu mắc phải khác

15

D61-D61.9

Các thiếu máu bất sản khác

16

D64.1-D64.4

Thiếu máu nguyên bào sắt thứ phát do bệnh lý

17

D68-D68.9

Các bất thường đông máu khác

18

D70

Chứng không có bạch cầu hạt

19

D74

Chứng Methemoglobin máu

20

D74.8

Các chứng Methaemoglobin máu khác

21

D74.9

Methaemoglobin máu không đặc hiệu

22

D75.2

Tăng tiểu cầu tiên phát

23

D75.8

Các bệnh đặc hiệu khác của máu và cơ quan tạo máu

24

D75.9

Bệnh của máu và cơ quan tạo máu không đặc hiệu

25

D76.0

Bệnh tổ chức bào tế bào langerhans, chưa được phân loại ở phần khác

26

D76.1

Bệnh lympho-tổ chức bào thực bào máu

27

D76.3

Các hội chứng tổ chức bào khác

28

D80-D80.6

Thiếu hụt miễn dịch do thiếu hụt chủ yếu là kháng thể

29

D81-D81.9

Suy giảm miễn dịch kết hợp

30

D82.0

Hội chứng Wiskott-Aldrich

31

D82.1

Hội chứng Di George's

32

D82.2

Suy giảm miễn dịch kèm chứng ngắn chi

33

D83

Suy giảm miễn dịch biến thiên phổ biến

34

D83.0

Suy giảm miễn dịch biến thiên phổ biến do bất thường về số lượng và chức năng lympho B

35

D83.1

Suy giảm miễn dịch biến thiên chủ yếu do rối loạn điều hòa miễn dịch của lympho T

36

D83.2

Suy giảm miễn dịch biến thiên phổ biến với tự kháng thể chống lympho B hoặc T

37

D84

Các suy giảm miễn dịch khác

38

D84.0

Khuyết thiếu kháng nguyên chức năng 1 của lymphocyte (LFA-1)

39

D84.1

Các khuyết thiếu của hệ thống bổ thể

40

D86-D86.9

Bệnh sarcoid

41

D89

Rối loạn liên quan đến cơ chế miễn dịch, chưa phân loại nơi khác

42

D89.0

Tăng gammaglobulin máu đa dòng

   

Chương 4: Bệnh nội tiết - dinh dưỡng - chuyển hóa

43

E00-E00.2

Hội chứng thiếu iod bẩm sinh

44

E00.9

Hội chứng thiếu iod bẩm sinh

45

E03

Suy giáp khác

46

E05

Nhiễm độc giáp (cường giáp)

47

E06.3

Viêm giáp tự miễn

48

E07.0

Tăng tiết calcitonin

49

E20

Suy cận giáp

50

E21

Cường cận giáp và các rối loạn khác của tuyến cận giáp

51

E22

Cường tuyến yên

52

E23-E23.2

Suy tuyến yên và rối loạn khác của tuyến yên

53

E24-E24.8

Hội chứng Cushing

54

E25

Rối loạn thượng thận sinh dục

55

E25.8

Các rối loạn khác của thượng thận-sinh dục

56

E26-E26.1

Tăng aldosterone

57

E27.0-E27.2

Tăng hoạt vỏ thượng thận khác

58

E27.5

Tăng năng tủy thượng thận

59

E27.8; E27.9

Các rối loạn xác định khác của tuyến thượng thận

60

E28.2

Hội chứng buồng trứng đa nang

61

E28.3

Suy buồng trứng nguyên phát

62

E31

Rối loạn chức năng đa tuyến

63

E34.0

Hội chứng dạng carcinom

   

Chương 5: Rối loạn tâm thần và hành vi

64

F02.8

Sa sút tâm thần trong các bệnh xác định đã được phân loại ở phần khác

65

F06

Rối loạn tâm thần khác do tổn thương và rối loạn chức năng não và do bệnh cơ thể

66

F20

Tâm thần phân liệt

67

F31

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực

68

F33

Rối loạn trầm cảm tái diễn

70

F72

Chậm phát triển tâm thần nặng

71

F73

Chậm phát triển tâm thần nghiêm trọng

72

F80.3

Mất ngôn ngữ mắc phải do động kinh

73

F84.0

Tính tự kỷ ở trẻ em

74

F84.2

Hội chứng Rett

   

Chương 6: Bệnh của hệ Thần kinh

75

G06-G06.2

Áp xe và u hạt trong sọ và trong tủy sống

76

G07

Áp xe và u hạt trong sọ và trong tủy sống trong bệnh phân loại nơi khác

77

G09

Di chứng của bệnh viêm hệ thần kinh trung ương

78

G12-G12.9

Teo cơ do tủy sống và hội chứng liên quan

79

G13-G13.8

Bệnh teo hệ thống ảnh hưởng chủ yếu tới hệ thần kinh trung ương trong bệnh phân loại nơi khác

80

G23-G23.9

Bệnh thoái hóa khác của hạch đáy não

81

G25-G25.9

Hội chứng ngoại tháp và rối loạn vận động khác

82

G26

Hội chứng ngoại tháp và rối loạn vận động

83

G31

Bệnh thoái hóa khác của hệ thần kinh

84

G31.0

Teo não khu trú

85

G31.9

Bệnh thoái hóa hệ thần kinh, không xác định

86

G32

Bệnh thoái hóa khác của hệ thần kinh, trong bệnh phân loại nơi khác

87

G35

Xơ cứng rải rác

88

G40-G40.9

Động kinh

89

G53.3

Liệt nhiều dây thần kinh sọ trong bệnh u (C00-D48)

90

G91-G91.8

Tràn dịch não

91

G93.0-G93.6

Nang não

92

G94.0-G94.2

Tràn dịch não trong bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật phân loại nơi khác (A00-B99)

93

G95.0-G95.2

Bệnh rỗng tủy sống và rỗng hành não

   

Chương 7: Bệnh Mắt và phần phụ

94

H35.1

Bệnh lý võng mạc trẻ đẻ non trên 2 mắt

95

H47.6

Bệnh vỏ não thị giác

96

H54

Mù lòa và khiếm thị

97

H54.0

Mù cả hai mắt

98

H54.1

Mù lòa 1 mắt và khiếm thị mắt kia

99

H54.2

Khiếm thị 2 mắt

100

H17

Sẹo và đục giác mạc 2 mắt

   

Chương 8: Bệnh tai và xương chũm

101

H91.3

Câm điếc, không phân loại nơi khác

   

Chương 9: Bệnh hệ tuần hoàn

102

I50-I51.3

Suy tim

103

I60-60.9

Xuất huyết dưới màng nhện

104

I61-I61.9

Xuất huyết trong não

105

I63-I63.9

Nhồi máu não

106

I68.1

Viêm động mạch não trong bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng phân loại nơi khác

107

I69.0-I69.4

Di chứng xuất huyết dưới màng nhện

   

Chương 10: Bệnh hệ hô hấp

108

J95.3

Suy chức năng phổi mạn sau phẫu thuật

109

J99.1

Bệnh hô hấp trong bệnh mô liên kết lan tỏa khác

   

Chương 11: Bệnh hệ Tiêu hóa

110

K50

Bệnh Crohn (viêm ruột từng vùng)

   

Chương 12: Bệnh của da và mô dưới da

111

L40

Vảy nến

   

Chương 13: Bệnh của hệ cơ, xương, khớp và mô liên kết

112

M08.1

Viêm cột sống dính khớp thiếu niên

113

M32

Lupút ban đỏ hệ thống

114

M33-M33.4

Viêm đa cơ và da

115

M34-M34.9

Xơ cứng toàn thể

116

M43-M43.9

Các dị tật khác của cột sống

117

M54.1

Bệnh rễ thần kinh tủy sống

118

M85.2

Quá sản xương sọ

   

Chương 14: Bệnh của hệ tiết niệu - sinh dục

119

N18.0

Bệnh thận giai đoạn cuối

120

N27.1

Thận teo nhỏ, hai bên

   

Chương 16: Một số bệnh xuất phát trong thời kỳ chu sinh

121

P10-P10.9

Rách, vỡ và chảy máu nội sọ do chấn thương cuộc đẻ

122

P11-P11.5

Chấn thương khác của cuộc đẻ đến hệ thống thần kinh trung ương

123

P21.0

Ngạt nặng lúc đẻ có di chứng

124

P52-P52.9

Chảy máu nội sọ không do chấn thương của thai và trẻ sơ sinh

125

P57-P57.9

Vàng da nhân xám có di chứng

   

Chương 17: Dị tật, dị dạng bẩm sinh và bất thường của nhiễm sắc thể

126

Q00-Q00.2

Dị tật không não và các dị tật tương tự

127

Q01

Thoát vị não

128

Q02

Tật đầu nhỏ

129

Q03-Q03.9

Não úng thủy bẩm sinh

130

Q04-Q04.9

Dị tật bẩm sinh khác của não

131

Q05-Q05.9

Nứt đốt sống

132

Q06-Q06.9

Dị tật bẩm sinh thừng cột sống khác

133

Q07-Q07.9

Dị tật bẩm sinh khác của hệ thần kinh

134

Q11-Q11.1

Dị tật không có mắt, mắt bé, mắt to

135

Q12-Q12.2

Các dị tật bẩm sinh của thủy tinh thể

136

Q13.0-Q13.3

Tật khuyết mống mắt

137

Q14.1

Dị tật bẩm sinh võng mạc

138

Q14.2

Dị tật bẩm sinh đĩa thị giác

139

Q16.0

Dị tật thiếu tai bẩm sinh

140

Q21.3

Tứ chứng Fallot

141

Q22

Các dị tật bẩm sinh của van ba lá và động mạch phổi

142

Q22.0

Teo van động mạch phổi

143

Q33.6

Thiếu sản và loạn sản phổi

144

Q44.2

Teo đường mật

145

Q45.0

Không phát triển, bất sản và giảm sản tụy

146

Q50.0

Không có buồng trứng bẩm sinh

147

Q56-Q56.4

Không xác định giới tính và hội chứng giả lưỡng giới

   

Chương 19: Vết thương ngộ độc và di chứng của nguyên nhân bên ngoài

148

S01

Vết thương sọ não hở (có di chứng lâu dài ảnh hưởng đến khả năng lao động, sinh hoạt)

149

S06

Tổn thương nội sọ

150

S06.2

Tổn thương não lan tỏa

151

S06.5

Chảy máu dưới màng cứng

152

S06.6

Chảy máu dưới màng nhện chấn thương

153

S06.7

Tổn thương nội sọ có hôn mê kéo dài

154

S06.8

Tổn thương nội sọ khác

155

S06.9

Tổn thương nội sọ không đặc hiệu

156

S13.0

Vỡ sang chấn của đĩa liên đốt cổ

157

S13.3

Sai khớp phức tạp của cổ

158

S14

Tổn thương dây thần kinh và tủy sống (đoạn) cổ

(*) Theo Bảng phân loại bệnh tật Quốc tế ICD 10

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 9,349

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn