Người làm việc trong tổ chức cơ yếu gồm những ai? Tiêu chí tuyển chọn người vào tổ chức cơ yếu

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
27/06/2023 13:44 PM

Xin cho tôi hỏi những ai làm việc trong tổ chức cơ yếu? Tiêu chí tuyển chọn người vào tổ chức cơ yếu? - Thu Trà (Bình Phước)

Người làm việc trong tổ chức cơ yếu gồm những ai? Tiêu chí tuyển chọn người vào tổ chức cơ yếu

Người làm việc trong tổ chức cơ yếu gồm những ai? Tiêu chí tuyển chọn người vào tổ chức cơ yếu (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu gồm những ai?

Cụ thể tại khoản 1 Điều 23 Luật Cơ yếu 2011 quy định người làm việc trong tổ chức cơ yếu bao gồm:

- Người được điều động, biệt phái, bổ nhiệm để thực hiện nhiệm vụ của lực lượng cơ yếu (sau đây gọi là người làm công tác cơ yếu);

- Người được tuyển chọn để đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu;

- Người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 23 Luật Cơ yếu 2011 (sau đây gọi là người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu).

2. Tiêu chí tuyển chọn người vào tổ chức cơ yếu

Căn cứ theo Điều 25 Luật Cơ yếu 2011 quy định về tuyển chọn người vào tổ chức cơ yếu như sau:

- Người chỉ có một quốc tịch Việt Nam, cư trú tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi, có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, sức khỏe, có nguyện vọng và năng lực phù hợp với công tác cơ yếu thì có thể được tuyển chọn vào tổ chức cơ yếu.

- Tổ chức cơ yếu được ưu tiên tuyển chọn sinh viên, học sinh tốt nghiệp xuất sắc và có đủ các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Cơ yếu 2011 ở các cơ sở giáo dục để đào tạo, bổ sung vào lực lượng cơ yếu.

3. Tiêu chuẩn người làm công tác cơ yếu

Tiêu chuẩn người làm công tác cơ yếu được quy định tại Điều 26 Luật Cơ yếu 2011 như sau:

- Người làm công tác cơ yếu phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

+ Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tự nguyện phục vụ lâu dài trong tổ chức cơ yếu; sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao;

+ Có phẩm chất đạo đức tốt, lịch sử chính trị gia đình và bản thân trong sạch, rõ ràng;

+ Có trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực thực tiễn và sức khỏe đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao;

+ Đã qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu.

- Người làm công tác cơ yếu khi không đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Cơ yếu 2011 thì không được tiếp tục làm công tác cơ yếu. Căn cứ từng trường hợp cụ thể, người sử dụng cơ yếu có thẩm quyền quyết định xử lý theo quy định của pháp luật.

4. Hạn tuổi phục vụ của người làm công tác cơ yếu

Theo Điều 27 Luật Cơ yếu 2011 quy định định về hạn tuổi phục vụ của người làm công tác cơ yếu như sau:

- Hạn tuổi phục vụ của người làm công tác cơ yếu là quân nhân, Công an nhân dân thực hiện theo quy định của pháp luật về Quân đội nhân dân và Công an nhân dân. Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân thực hiện theo quy định của Bộ luật lao động.

- Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân có đủ điều kiện bảo hiểm xã hội của Nhà nước thì được nghỉ hưu;

Trường hợp có thời gian công tác trong tổ chức cơ yếu đủ 25 năm đối với nam, đủ 20 năm đối với nữ và đóng đủ bảo hiểm xã hội, trong đó có ít nhất 05 năm là người làm công tác cơ yếu mà cơ quan cơ yếu không còn nhu cầu bố trí công tác trong tổ chức cơ yếu hoặc không chuyển ngành được thì được nghỉ hưu trước hạn tuổi quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Cơ yếu 2011.

Hồ Quốc Tuấn

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 3,782

Bài viết về

lĩnh vực khác

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn