Phân biệt kháng cáo và kháng nghị trong tố tụng hình sự

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Như Mai
28/11/2022 15:02 PM

Kháng cáo, kháng nghị là gì? Làm thế nào để phân biệt 02 thuật ngữ pháp lý này trong tố tụng hình sự? - Thanh Tín (Đồng Nai)

Phân biệt kháng cáo và kháng nghị trong tố tụng hình sự

Phân biệt kháng cáo và kháng nghị trong tố tụng hình sự

Về vấn đề này THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Thế nào là kháng cáo, kháng nghị?

Theo Bộ luật Tố tụng hình sự, kháng cáo, kháng nghị có thể hiểu là quyền đề nghị Toà án cấp trên trực tiếp xem xét lại bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của những người tham gia tố tụng (trong trường hợp kháng cáo) theo quy định hoặc của cơ quan, người tiến hành tố tụng (trong trường hợp kháng nghị).

2. Phân biệt kháng cáo và kháng nghị trong tố tụng hình sự

 

Kháng cáo

Kháng nghị

Hình thức

Chủ thể thực hiện kháng cáo lên toà phúc thẩm

Được thực hiện qua 03 hình thức kháng nghị: phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.

Chủ thể thực hiện

Người có quyền kháng cáo (tùy từng trường hợp theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự) trong vụ án hình sự bao gồm: 

- Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ;

- Người bào chữa;

- Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ;

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ;

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất;

- Người được Tòa án tuyên không có tội.

Cơ quan, người tiến hành tố tụng có quyền kháng nghị bao gồm:

- Đối với cấp phúc thẩm:

Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án hoặc quyết định sơ thẩm;

- Đối với cấp giám đốc thẩm (tùy theo từng trường hợp quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự):

+ Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương;

- Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;

- Đối với cấp tái thẩm (tùy theo từng trường hợp quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự): 

+ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

+ Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương;

+ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;

Phạm vi

 - Bản án hoặc quyết định sơ thẩm;

- Người bào chữa kháng cáo bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa;

- Phần bản án, quyết định liên quan đến bồi thường thiệt hại;

- Phần bản án, quyết định liên quan đến quyền lợi của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

- Phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ;

- Các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là người đó không có tội.

- Cấp phúc thẩm: Kháng nghị bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;

- Cấp giám đốc thẩm: Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; khi có một trong các căn cứ:

+ Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;

+ Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án;

+ Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.

- Cấp tái thẩm: xem xét bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó.

Thời hạn

- Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. 

Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.

- Thời hạn kháng cáo đối với quyết định sơ thẩm là 07 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định.

- Cấp phúc thẩm:

+ Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày Tòa án tuyên án.

+ Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 15 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định.

- Cấp giám đốc thẩm: 

+ Việc kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được tiến hành trong thời hạn 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

+ Việc kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể được tiến hành bất cứ lúc nào, cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.

+ Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với đương sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

- Cấp tái thẩm:

+ Tái thẩm theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được thực hiện trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và thời hạn kháng nghị không được quá 01 năm kể từ ngày Viện kiểm sát nhận được tin báo về tình tiết mới được phát hiện.

+ Tái thẩm theo hướng có lợi cho người bị kết án thì không hạn chế về thời gian và được thực hiện cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.

+ Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với đương sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

 

Như Mai

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 42,183

Bài viết về

lĩnh vực Thủ tục tố tụng

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn