Trình tự thực hiện đầu tư xây dựng

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Võ Ngọc Nhi
05/11/2022 11:00 AM

Xin hỏi là trong xây dựng thì trình tự thực hiện đầu tư xây dựng được quy định? - Yên Chi (Đồng Nai)

Trình tự thực hiện đầu tư xây dựng

Trình tự thực hiện đầu tư xây dựng (Hình từ Internet)

Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng

Tại Điều 50 Luật Xây dựng 2014 quy định về trình tự đầu tư xây dựng có 03 giai đoạn, trừ trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ gồm:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị dự án

Giai đoạn 2: Thực hiện dự án

Giai đoạn 3: Kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng

Theo đó, tại Điều 4 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng

Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc như sau:

- Khảo sát xây dựng;

- Lập, thẩm định, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có);

- Lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng phục vụ lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng;

- Lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi để phê duyệt/quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án;

Giai đoạn 2: Giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng

Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc:

- Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có);

- Khảo sát xây dựng;

- Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng;

- Cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng);

- Lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; 

- Thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng;

- Tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành;

- Vận hành, chạy thử;

- Nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng;

- Bàn giao công trình đưa vào sử dụng và các công việc cần thiết khác;

Giai đoạn 3: Giai đoạn kết thúc xây dựng

Giai đoạn kết thúc xây dựng gồm các công việc:

- Quyết toán hợp đồng xây dựng;

- Quyết toán dự án hoàn thành;

- Xác nhận hoàn thành công trình;

- Bảo hành công trình xây dựng;

- Bàn giao các hồ sơ liên quan và các công việc cần thiết khác.

Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp

Tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp thực hiện theo quy định tại Điều 58 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, cụ thể:

Việc quản lý đầu tư xây dựng công trình xây dựng khẩn cấp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 130 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi 2020 được quy định cụ thể như sau:

Bước 1:

Người đứng đầu cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền quyết định việc xây dựng công trình khẩn cấp thuộc phạm vi quản lý bằng lệnh xây dựng công trình khẩn cấp.

Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp được thể hiện bằng văn bản gồm các nội dung:

- Mục đích xây dựng;

- Địa điểm xây dựng;

- Người được giao quản lý, thực hiện xây dựng công trình;

- Thời gian xây dựng công trình;

- Dự kiến chi phí;

- Nguồn lực thực hiện và các yêu cầu cần thiết khác có liên quan.

Bước 2:

Người được giao quản lý, thực hiện xây dựng công trình được tự quyết định toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng, bao gồm:

Giao tổ chức, cá nhân thực hiện các công việc khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng và các công việc cần thiết khác phục vụ xây dựng công trình khẩn cấp;

Quyết định về trình tự thực hiện khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng;

Quyết định về việc giám sát thi công xây dựng và nghiệm thu công trình xây dựng đáp ứng yêu cầu của lệnh xây dựng công trình khẩn cấp.

Bước 3:

Sau khi kết thúc thi công xây dựng công trình khẩn cấp, người được giao xây dựng công trình khẩn cấp có trách nhiệm tổ chức lập và hoàn thiện hồ sơ hoàn thành công trình, bao gồm:

- Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp;

- Các tài liệu khảo sát xây dựng (nếu có);

- Thiết kế điển hình hoặc thiết kế bản vẽ thi công (nếu có);

- Nhật ký thi công xây dựng công trình và các hình ảnh ghi nhận quá trình thi công xây dựng công trình (nếu có);

- Các biên bản nghiệm thu, kết quả thí nghiệm, quan trắc, đo đạc (nếu có);

- Hồ sơ quản lý vật liệu xây dựng, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng (nếu có);

- Bản vẽ hoàn công;

- Phụ lục các tồn tại cần sửa chữa, khắc phục (nếu có) sau khi đưa công trình xây dựng vào sử dụng;

Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng giữa chủ đầu tư, nhà thầu và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan;

Các căn cứ, cơ sở để xác định khối lượng công việc hoàn thành và các hồ sơ, văn bản, tài liệu khác có liên quan hoạt động đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp.

- Đối với công trình xây dựng khẩn cấp sử dụng vốn đầu tư công, việc quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan về quản lý, thanh toán, quyết toán đối với dự án khẩn cấp sử dụng vốn đầu tư công.

Ngoài ra, trình tự thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư có cấu phần xây dựng (dự án PPP) thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư. 

- Đối với các dự án còn lại, tùy thuộc điều kiện cụ thể và yêu cầu kỹ thuật của dự án, người quyết định đầu tư quyết định trình tự thực hiện tuần tự hoặc kết hợp đồng thời đối với các hạng mục công việc quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, phù hợp với các nội dung tại quyết định phê duyệt dự án.

- Theo tính chất của dự án và điều kiện cụ thể, việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện tại giai đoạn chuẩn bị dự án hoặc thực hiện dự án, đảm bảo phù hợp trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đất đai.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 137,880

Bài viết về

lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn