Cho thuê, mượn chứng chỉ hành nghề dược, khám bệnh bị phạt bao nhiêu?

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
18/06/2022 11:16 AM

Hiện nay, một số phòng khám tư thục hoặc cửa hàng bán thuốc tây nhỏ lẻ có hành vi thuê, sử dụng chứng chỉ hành nghề của người khác. Vậy chủ nhân của các chứng chỉ hành nghề đó bị xử phạt như thế nào?

Cho thuê, mượn chứng chỉ hành nghề dược, khám bệnh bị phạt bao nhiêu?

Cho thuê, mượn chứng chỉ hành nghề dược, khám bệnh bị phạt bao nhiêu? (Ảnh minh họa)

1. Cho thuê, mượn chứng chỉ hành nghề dược, khám bệnh là hành vi bị nghiêm cấm

- Hành vi cho thuê, mượn chứng chỉ hành nghề dược:

Việc thuê, mượn, cho thuê, cho mượn hoặc cho người khác sử dụng Chứng chỉ hành nghề dược, Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược để hành nghề hoặc kinh doanh dược là hành vi bị nghiêm cấm theo khoản 9 Điều 6 Luật Dược 2016.

- Hành vi cho thuê, mượn chứng chỉ hành nghề khám bệnh:

Việc thuê, mượn, cho thuê, cho mượn chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hoạt động là hành vi bị nghiêm cấm theo khoản 4 Điều 6 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009.

2. Xử phạt hành vi cho thuê, mượn chứng chỉ hành nghề dược, khám bệnh

2.1. Xử phạt hành vi cho thuê, mượn chứng chỉ hành nghề dược

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cho thuê, cho mượn hoặc cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề dược để hành nghề dược.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thuê, mượn chứng chỉ hành nghề dược để hành nghề dược.

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm (nếu có).

+ Buộc nộp lại chứng chỉ hành nghề dược.

(Theo điểm g khoản 2, khoản 3, điểm a và điểm b khoản 5 Điều 52 Nghị định 117/2020/NĐ-CP (sửa đổi tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 124/2021/NĐ-CP))

 
2.2. Xử phạt hành vi cho thuê, mượn chứng chỉ hành nghề khám bệnh

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi:

+ Thuê, mượn chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh để hành nghề.

+ Cho người khác thuê, mượn chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

- Hình thức xử phạt bổ sung:

+ Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 22 tháng đến 24 tháng đối với hành vi vi phạm.

+ Ngoài ra, nếu người nước ngoài tái phạm hành vi vi phạm thì bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm (nếu có).

+ Buộc nộp lại chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh

(Theo điểm d, đ khoản 7; điểm d, đ khoản 8; điểm b, c khoản 9 Điều 38 Nghị định 117/2020/NĐ-CP (sửa đổi tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 124/2021/NĐ-CP))

Như vậy, khi hành nghề khám chữa bệnh hoặc nghề dược cần tuân thủ và đảm bảo thực hiện theo đúng pháp luật, tránh các sai phạm đáng tiếc có thể xảy ra.

Quốc Đạt

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 7,630

Bài viết về

lĩnh vực Y tế

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn