Phạm tội khi say rượu, bia, “ngáo đá” có được giảm nhẹ tội?

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Diễm My
04/04/2022 16:26 PM

Trên thực tế không ít trường hợp người phạm tội khi đang say rượu, bia hoặc đang trong tình trạng “ngáo đá” (sử dụng ma túy). Vậy khi đó, người phạm tội có được giảm nhẹ tội?

Phạm tội khi say rượu, bia, “ngáo đá” có được giảm nhẹ tội?

Phạm tội khi say rượu, bia, “ngáo đá” có được giảm nhẹ tội? (Ảnh minh họa)

- Theo quy định tại Điều 13 Bộ luật Hình sự thì người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác (“ngáo đá”), thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

- Theo Điều 51, 52 Bộ luật Hình sự quy định về các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự thì phạm tội khi say rượu, bia, “ngáo đá” không phải là tình tiết giảm nhẹ cũng không phải là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

- Tuy nhiên, đối với một số tội thì phạm tội khi sử dụng rượu, bia, “ngáo đá” là tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự, cụ thể:

+ Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260), cụ thể:

Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

+ Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt (Điều 267), cụ thể:

Người nào chỉ huy, điều khiển phương tiện giao thông đường sắt mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường sắt gây thiệt hại cho người khác trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

+ Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy (Điều 272).

Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường thủy mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường thủy gây thiệt hại cho người khác trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

Diễm My

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5,410

Bài viết về

lĩnh vực Trách nhiệm hình sự

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]