Sự khác biệt giữa khiếu nại và tố cáo

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
25/06/2020 16:23 PM

Khiếu nại và tố cáo là hai thuật ngữ pháp lý được mọi người sử dụng khá nhiều. Tuy nhiên, không ít người đã sử dụng lẫn lộn và không phân biệt được chúng. Vì vậy, hãy cùng THƯ VIỆN PHÁP LUẬT phân biệt theo một số tiêu chí dưới đây:

Tiêu chí

Khiếu nại

Tố cáo

Luật điều chỉnh

Luật khiếu nại 2011

Luật tố cáo 2018

Khái niệm

Là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Chủ thể có quyền

Công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại.

Cá nhân.

Đối tượng

Đối tượng bị khiếu nại:

- Quyết định hành chính.

- Hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.

- Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức.

Đối tượng bị tố cáo:

- Hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

- Hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

Yêu cầu về tính chính xác của thông tin khiếu nại, tố cáo

Không có quy định.

Người tố cáo phải:

- Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo.

- Nếu tố cáo sai có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội vu khống tại Bộ Luật hình sự 2015.

Thời hiệu

- Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.

- Đối với trường hợp khiếu nại Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức:

+ Khiếu nại lần đầu thì thời hiệu là 15 ngày kể từ ngày nhận quyết định.

+ Khiếu nại lần hai là 10 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.

+ Đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc thì thời hiệu khiếu nại lần hai là 30 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.

Không quy định vì nó phụ thuộc vào ý chỉ chủ quan của người tố cáo.

Về việc rút đơn khiếu nại, tố cáo

Người khiếu nại có thể rút khiếu nại tại bất cứ thời điểm nào trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

Người tố cáo chỉ có quyền rút toàn bộ nội dung tố cáo hoặc một phần nội dung tố cáo trước khi người giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo.

Cơ quan nhà nước đình chỉ việc giải quyết khi người khiếu nại rút đơn

 

Cơ quan Nhà nước vẫn tiếp tục giải quyết vụ việc tố cáo nếu có căn cứ cho rằng hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật, hoặc người tố cáo bị uy hiếp, mua chuộc.

 

>>> Xem thêm: Thời gian thụ lý đơn khiếu nại và thời gian giải quyết đơn khiếu nại tối đa là bao lâu theo quy định pháp luật?

Có quyền khiếu nại lại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức hay không?

Trường hợp bị tố cáo sai thông tin sự thật thì xử lý vi phạm như thế nào? Bồi thường khi tố cáo sai thông tin sự thật như thế nào? Nguyên tắc giải quyết tố cáo được quy định như thế nào?

Thùy Liên

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 221,138

Bài viết về

lĩnh vực Vi phạm hành chính

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]