Đề xuất giảm mức phạt hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin
29/10/2024 11:37 AM

Dự kiến các mức phạt hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP sẽ được Bộ Công an đề xuất giảm mức phạt.

Đề xuất giảm mức phạt hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình

Đề xuất giảm mức phạt hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình (Hình từ Internet)

Mới đây, Bộ Công an đã công bố dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình. (Bản dự thảo thứ 3)

Đáng chú ý có những nội dung đề xuất liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình.

Đề xuất giảm mức phạt hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình

Cụ thể, đối với mức phạt hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình tại Điều 52 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, Bộ Công an đã có đề xuất sửa đổi mức phạt như sau:

(1) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập, đe doạ hoặc hành vi cố ý xâm hại đến sức khỏe, tính mạng cho thành viên gia đình.

Hiện hành, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

(2) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

- Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình.

- Không kịp thời đưa người bị bạo lực gia đình đi cấp cứu điều trị trong trường hợp người bị bạo lực gia đình cần được cầu cứu kịp thời hoặc không chăm sóc người bị bạo lực gia đình trong thời gian người bị bạo lực gia đình điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp người bị bạo lực gia đình từ chối.

Hiện hành, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

- Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;

- Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

Như vậy có thể thấy, mức phạt hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình đã giảm so với quy định hiện hành, cụ thể:

- Đối với trường hợp (1): Mức phạt tối đa đã giảm từ 10.000.000 đồng xuống còn 8.000.000 đồng.

- Đối với trường hợp (2): Mức phạt đã có sự thay đổi rõ rệt, cụ thể từ phạt 10.000.000 đồng đến 20.000.000 cho hành vi vi phạm giảm xuống còn từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Ngoài ra, Bộ Công an cũng đề xuất thêm quy định về hình thức xử phạt bổ sung, cụ thể sẽ tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi “Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình”.

Theo Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2022, bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. Các hành vi thuộc các trường hợp được nêu tại Điều 3 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2022 thì sẽ được xem là hành vi bạo lực gia đình.

Ngoài ra, trong phòng, chống bạo lực gia đình, tổ chức, cá nhân cũng bị nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây:

- Hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 3 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2022.

- Kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng ép người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.

- Sử dụng, truyền bá thông tin, tài liệu, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình.

- Trả thù, đe dọa trả thù người giúp đỡ người bị bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.

- Cản trở việc phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn và xử lý hành vi bạo lực gia đình.

- Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để thực hiện hành vi trái pháp luật.

- Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 289

Bài viết về

lĩnh vực Vi phạm hành chính

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]