1. NỮ được kết hôn trước NAM
Nữ đủ 18 tuổi trở lên, nam đủ 20 tuổi trở lên được quyền kết hôn. Căn cứ: Điểm a Khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
2. NỮ được quyền ly hôn bất kỳ lúc nào, còn NAM thì bị hạn chế
Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Căn cứ: Khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
3. NỮ được nghỉ hưu trước NAM
Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi. Căn cứ: Khoản 1 Điều 187 Bộ luật Lao động 2012.
4. NAM được làm tất cả các công việc, còn NỮ thì bị hạn chế
Công việc không được sử dụng lao động nữ: Công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con theo danh mục do Bộ LĐTBXH chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành; Công việc phải ngâm mình thường xuyên dưới nước; Công việc làm thường xuyên dưới hầm mỏ. Căn cứ: Điều 160 Bộ luật Lao động 2012.
5. NAM buộc phải nhập ngũ, còn NỮ thì không
Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi. Căn cứ: Điều 12, Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015.
6. Điều kiện để hưởng lương hưu của NỮ dễ hơn NAM
Lao động nữ đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm được hưởng mức lương hưu hằng tháng bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội; còn lao động nam thì bắt buộc số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn. Căn cứ: Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
7. Thời gian nghỉ thai sản của NỮ nhiều hơn NAM
Thời gian nghỉ thai sản tối thiểu của nữ là 06 tháng, của nam là 05 ngày. Căn cứ: Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Thanh Hữu