Bà Bóng hỏi, thời gian nghỉ thai sản có được tính là thời gian tham gia BHXH không, hay bị trừ đi? Bà có thể nghỉ hưu vào năm 2017 không? Bà đủ điều kiện nghỉ hưu sớm nhất là bao nhiêu tuổi? Hay bà có thể nghỉ việc, chốt sổ BHXH để đợi đến khi đủ tuổi nghỉ hưu sớm được không?
Về vấn đề này, BHXH TP. Hồ Chí Minh trả lời như sau:
Theo quy định thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng BHXH. Thời gian nghỉ thai sản của bà (cả 2 lần) đều được tính là thời gian đóng BHXH.
Luật BHXH năm 2014 quy định điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động: Người lao động có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Từ ngày 1/1/2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
- Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
- Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.
Trường hợp của bà Bóng (năm nay 44 tuổi) chưa đủ điều kiện nghỉ hưu. Nếu suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu ngay năm nay. Trường hợp suy giảm khả năng lao động 61% thì đủ điều kiện hưu khi đủ 50 tuổi.
Nếu bà nghỉ việc và đủ điều kiện về suy giảm khả năng lao động như nêu trên, bà liên hệ trực tiếp nộp hồ sơ hưu tại BHXH quận, huyện nơi cư trú./.
Cổng thông tin điện tử Chính phủ