Giải đáp về trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

10/12/2015 08:47 AM

Ông Lê Đức Minh (Thành phố Hồ Chí Minh) có thắc mắc như sau:

Tôi có thời gian lao động (LĐ) 30 năm, trong đó có 20 năm LĐ nặng nhọc. Hiện tôi đã chuyển sang vị trí mới, không trực tiếp LĐ nặng nhọc. Vậy người sử dụng LĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ khi tôi đủ 55 tuổi, mặc dù tôi vẫn muốn tiếp tục làm việc? Tôi đã tìm hiểu nhiều văn bản pháp quy nhưng chưa thấy nói rõ việc này.

Trả lời:

Chào anh Đức Minh! Với câu hỏi của anh, Luật sư Nguyễn Đức Chánh – Giám đốc Công ty Luật TNHH Đức Chánh tư vấn như sau:

luật sư Nguyễn Đức Chánh

Luật sư Nguyễn Đức Chánh

Theo Khoản 4 Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2012 về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động: “Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.”

Và theo Điểm b Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm Xã hội 2006 quy định về điều kiện hưởng lương hưu, cụ thể là: “nam từ đủ năm mươi lăm tuổi đến đủ sáu mươi tuổi, nữ từ đủ năm mươi tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên…” thì đủ điều kiện hưởng lương hưu.

Trường hợp của anh đã đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và về tuổi hưởng lương lưu thì theo Khoản 1 Điều 187 Bộ luật Lao động năm 2012 về  tuổi nghỉ hưu: “Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thuộc danh mục do Chính phủ quy định có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với quy định tại khoản 1 Điều này.”

Như vậy, việc nghỉ hưu sớm hơn quy định là 60 tuổi, đối với nam là do anh quyết định nên người sử dụng LĐ không có quyền yêu cầu bạn chấm dứt hợp đồng lao động về lý do trên. Và việc đơn phương chấm dứt hợp đồng với lý do trên của không thuộc trường hợp theo khoản 1 Điều 38 BLLĐ năm 2012.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5,248

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn