Sửa đổi chế định về Pháp nhân trong BLDS

27/06/2014 09:53 AM

TVPL - Bản dự thảo Bộ luật dân sự sửa đổi được công bố ngày 17/6 vừa qua đã có rất nhiều thay đổi đáng chú ý so với quy định hiện hành tại Bộ luật dân sự 2005

Trong đó, chế định về Pháp nhân được thay đổi rất nhiều, cụ thể:

- Bổ sung các định nghĩa về pháp nhân hoạt động vì/không vì mục đích lợi nhuận; pháp nhân công.

- Tư cách pháp nhân hình thành từ thời điểm đăng ký thành lập, chấm dứt từ thời điểm xóa tên trong sổ đăng ký hoặc thời điểm xác định trong quyết định của cơ quan NN có thẩm quyền

- Tên gọi của pháp nhân không còn bắt buộc phải là tiếng Việt

- Pháp nhân phải có điều lệ và phải đăng ký trong các trường hợp luật định

Điều lệ của pháp nhân phải có nêu người đại diện theo pháp luật, thể thức thông qua quyết định của pháp nhân, nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ.

- Quy định rõ: văn phòng đại diện, chi nhánh không phải là pháp nhân

- Bộ luật cũng dành riêng các mục mới quy định về việc thành lập pháp nhân, hoạt động của pháp nhân, tổ chức lại và chấm dứt pháp nhân. Trong đó có một số nội dung mới quan trọng như

+ Phân định thẩm quyền của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân:

Trong trường hợp pháp nhân có nhiều đại diện theo pháp luật và điều lệ của pháp nhân không có quy định khác thì hoạt động của pháp nhân do Ban giám đốc điều hành và quyết định theo đa số.

Trong trường hợp điều lệ quy định thẩm quyền của đại diện theo pháp luật ở từng lĩnh vực hoạt động cụ thể thì người đó có thẩm quyền điều hành pháp nhân thuộc lĩnh vực mình phụ trách

Trong trường hợp lợi ích của đại diện theo pháp luật xung đột với lợi ích của pháp nhân thì đại diện theo pháp luật không được đại diện cho pháp nhân để xác lập, thực hiện hành vi pháp lý.

+ Bổ sung thêm các trường hợp pháp nhân có thể bị giải thể:

ŸŸ● Hoàn thành công việc thuộc mục đích và phạm vi hoạt động của pháp nhân, hoặc không có khả năng thực hiện được công việc đó;

● Theo nghị quyết giải thể của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản lý quỹ;

● Không còn thành viên;

● Không hoạt động hoặc ngưng hoạt động trong 1 thời gian mà không có lý do chính đáng;

● Pháp nhân gặp khó khăn nghiêm trọng trong hoạt động của pháp nhân, bị tổn thất hoặc có nguy cơ phát sinh tổn thất dẫn đến không thể khôi phục được hoạt động của pháp nhân;

● Hoạt động của pháp nhân có những hành vi vượt quá hoặc lợi dụng quyền của pháp nhân được quy định trong pháp luật và điều lệ, hoặc đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý nhiều lần do có hành vi vi phạm pháp luật liên tục hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần;

+ Thứ tự ưu tiên thanh toán khi pháp nhân bị giải thể:

● Chi phí giải thể

● Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, BHXH và các quyền lợi khác của người lao động

● Nợ thuế và các khoản nợ khác

Toàn văn dự thảo xem tại đây

Đình Phước

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 4,237

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn