Chính sách mới >> Tham nhũng 02/11/2023 17:39 PM

Quy định 1629-QĐ/TU: Mua tin phòng chống tham nhũng tại TPHCM với mức tối đa 10 triệu đồng

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Lê Trương Quốc Đạt
02/11/2023 17:39 PM

Cho tôi hỏi việc mua tin phòng chống tham nhũng tại TPHCM với mức tối đa 10 triệu đồng được quy định cụ thể thế nào? - Khánh Phương (TPHCM)

Quy định 1629-QĐ-TU: Mua tin phòng chống tham nhũng tại TPHCM với mức tối đa 10 triệu đồng

Quy định 1629-QĐ/TU: Mua tin phòng chống tham nhũng tại TPHCM với mức tối đa 10 triệu đồng (Hình từ Internet)

Ngày 26/10/2023, Thành ủy TPHCM ban hành Quy định 1629-QĐ/TU về việc mua tin và xử lý thông tin phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn TPHCM.

Quy định 1629-QĐ/TU

Quy định 1629-QĐ/TU: Mua tin phòng chống tham nhũng tại TPHCM với mức tối đa 10 triệu đồng 

Theo đó về nguyên tắc, phương pháp xác định mức mua tin phòng chống tham nhũng tại TPHCM theo Điều 10 Quy định 1629-QĐ/TU ngày 26/10/2023 như sau:

- Nguyên tắc xác định mức mua tin:

+ Thông tin được thẩm tra, xác định mức trả khi được Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo tiếp nhận và đảm bảo các điều kiện, yêu cầu theo quy định tại Điều 9 Quy định 1629-QĐ/TU ngày 26/10/2023 và được người cung cấp thông tin đề nghị.

+ Tổng số tiền người cung cấp thông tin được nhận không vượt quá mức quy định là 10.000.000 đồng/tin (vụ việc).

+ Giá trị, mức chi trả của thông tin được xem xét, xác định toàn diện theo kết luận, kết quả giải quyết của cơ quan có thẩm quyền theo mức độ, tính chất hành vi tham nhũng, tiêu cực.

+ Trường hợp thông tin do nhiều người cung cấp và được gửi đến nhiều cá nhân, cơ quan, đơn vị thì chỉ được xem xét chi trả tiền mua tin 01 lần/ 1 vụ việc theo mức chi tại Phụ lục số 02 cho 01 tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin sớm nhất tính theo dấu bưu điện hoặc theo thời gian tiếp nhận trực tiếp tại trụ sở của Ban Nội chính Thành ủy.

+ Trường hợp người cung cấp thông tín không có nhu cầu nhận tiền mua tín, đầu mối được giao thực hiện chi tiền mua tin báo cáo Thủ trưởng Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét khen thưởng nếu thông tin có giá trị trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

- Các mức chi tiền mua tin: Sau khi có kết quả xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực của các cơ quan có thẩm quyền đổi với các nguồn tin đã được tiếp nhận, Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo lập thủ tục chi tiền mua tin theo các mức tại Phụ lục 02 kèm theo Quy định 1629-QĐ/TU ngày 26/10/2023

- Ngoài chi trả tiền mua tin theo quy định này, nếu nguồn tin cung Cấp có giá trị phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, góp phần quan trọng trong ngăn ngừa thiệt hại hoặc thu hồi tiền, tài sản có giá trị, được cấp có thẩm quyền công nhận, kết luận thì tùy trường hợp cụ thể Thủ trưởng Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo báo cáo, đề xuất Ban Chỉ đạo xem xét, đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng phù hợp với quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

- Trong trường hợp các thông tin cung cấp không dẫn đến việc xử lý tổ chức hoặc cá nhân nhưng có giá trị ngăn chặn kịp thời các hành vi tham nhũng, tiêu cực có thể xảy ra trong tương lai, góp phần phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực thì Thủ trưởng Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo báo cáo, đề xuất Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo hoặc Trường Ban Chỉ đạo xem xét, quyết định chi tiền mua tin ngoài quy định.

Nguyên tắc tiếp nhận, xử lý thông tin và mua tin phòng chống tham nhũng tại TPHCM

Nguyên tắc tiếp nhận, xử lý thông tin và mua tin phòng chống tham nhũng tại TPHCM theo Điều 3 Quy định 1629-QĐ/TU ngày 26/10/2023 như sau:

- Việc tiếp nhận, xử lý thông tin và mua tin phải đảm bảo bí mật, kịp thời, chính xác, đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

- Bảo đảm bí mật, an toàn cho người cung cấp thông tin theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ người tố cáo, người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

- Các thông tin, tài liệu của người cung cấp thông tin phải được thẩm tra, xác minh, sử dụng, quản lý hiệu quả, đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

- Việc quản lý và sử dụng kinh phí mua tin phải đảm bảo đúng nguyên tắc, thủ tục tài chính, quy định về chế độ bảo mật của Đảng và Nhà nước; hồ sơ, tài liệu, chứng từ phải quản lý và lưu trữ đầy đủ theo đúng quy định hiện hành của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

- Những trường họp chi mua tin trái với Quy định 1629-QĐ/TU ngày 26/10/2023 sẽ bị xuất toán và truy thu. Cơ quan, đơn vị, cá nhân vi phạm phải bồi thường, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xem xét, xử lý theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Xem thêm Quy định 1629-QĐ/TU ngày 26/10/2023 có hiệu lực từ ngày 26/10/2023 cho đến khi có quy định mua tin phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Trung ương.

* Lưu ý: Mua tin không phải là một giao dịch dân sự; đây được xem là hình thức khuyến khích, động viên đối với người cung cấp thông tin có giá trị, đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ để phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Theo khoản 4 Điều 2 Quy định 1629-QĐ/TU ngày 26/10/2023).

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 13,848

Bài viết về

Phòng chống tham nhũng

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]