Chính sách mới >> Tham nhũng 30/12/2021 09:54 AM

Nội dung công khai trong phòng chống tham nhũng của CAND

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Dương Châu Thanh
30/12/2021 09:54 AM

Nội dung và hình thức công khai, minh bạch trong phòng chống tham nhũng của Công an nhân dân được quy định tại Thông tư 117/2021/TT-BCA ngày 01/12/2021 do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành.

1. Nội dung công khai trong phòng chống tham nhũng

Nội dung công khai, minh bạch gồm các quy định sau trừ nội dung thuộc bí mật nhà nước.

(1) Những thông tin về tổ chức, hoạt động của Công an đơn vị, địa phương.

(2) Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên, lao động hợp đồng trong Công an nhân dân và công dân.

(3) Việc bố trí, quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công hoặc kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác.

(4) Công tác tổ chức cán bộ của Công an đơn vị, địa phương.

(5) Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung không thuộc trường hợp quy định tại các khoản (2), (3), (4) mà theo quy định của pháp luật phải công khai, minh bạch.

(6) Đơn vị trực tiếp giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác ngoài nội dung công khai quy định tại các khoản (2), (3), (4), (5) còn phải công khai, minh bạch về thủ tục hành chính.

- Quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ và kết quả thực hiện quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ.

- Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng.

Nội dung công khai, minh bạch trong phòng chống tham nhũng của CAND

Nội dung công khai, minh bạch trong phòng chống tham nhũng của CAND (Ảnh minh họa)

2. Hình thức công khai trong phòng chống tham nhũng

Căn cứ vào đặc điểm, tính chất và nội dung phải thông báo, cơ quan, đơn vị có thể lựa chọn một, một số hoặc tất cả các hình thức thông báo sau đây:

- Công bố tại các cuộc họp của đơn vị.

- Niêm yết tại trụ sở đơn vị.

- Thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan.

- Phát hành ấn phẩm.

- Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Đăng tải trên cổng/trang thông tin điện tử của đơn vị.

- Tổ chức họp báo.

- Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân theo quy định của pháp luật.

3. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tham nhũng

Công dân có quyền phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi tham nhũng của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân trong quá trình thực thi công vụ; được bảo vệ, khen thưởng theo quy định của pháp luật; có quyền kiến nghị với cơ quan Công an những vấn đề có liên quan đến hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng thuộc thẩm quyền của Công an nhân dân và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng của Công an nhân dân.

Công dân có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan Công an trong phòng, chống tham nhũng; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của các thông tin về phòng, chống tham nhũng mà mình cung cấp; không lợi dụng việc phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin về tham nhũng để vu khống cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác.

Thông tư 117/2021/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 15/01/2022 và thay thế Thông tư 24/2009/TT-BCA-V24.

Châu Thanh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 18,847

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]