Chính sách mới >> Tài chính 13/07/2024 16:00 PM

Sẽ có Nghị quyết của Chính phủ về tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Dương Châu Thanh
13/07/2024 16:00 PM

Bộ Tài chính được giao hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị quyết về phạm vi, đối tượng tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024.

Sẽ có Nghị quyết của Chính phủ về tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024

Sẽ có Nghị quyết của Chính phủ về tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024 (Hình từ internet)

Sẽ có Nghị quyết của Chính phủ về tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024

Theo Nghị quyết 108/NQ-CP năm 2024, Chính phủ giao Bộ Tài chính tiếp thu, giải trình các ý kiến Thành viên Chính phủ để hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị quyết về phạm vi, đối tượng tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024; trên cơ sở đó, hướng dẫn các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả, công khai, minh bạch.

Trước đó, tại Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 04/01/2024 có nêu: Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách nhà nước; quản lý thu ngân sách nhà nước chặt chẽ, hoàn thuế theo đúng quy định; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính về thuế, đẩy mạnh điện tử hóa quản lý thuế; chống thất thu thuế, quyết liệt thu hồi nợ đọng thuế; bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, khai thác tối đa nguồn thu còn dư địa và có giải pháp nuôi dưỡng nguồn thu hiệu quả, bền vững, phấn đấu thu ngân sách nhà nước năm 2024 vượt ít nhất 5% dự toán; phân bổ, giao dự toán năm 2024 cho các đơn vị sử dụng ngân sách đảm bảo thời gian, điều kiện, thủ tục theo quy định; triệt để tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên, năm 2024 cắt giảm, tiết kiệm 5% ngay từ đầu năm dự toán chi thường xuyên so với dự toán được giao; kiểm soát bội chi, nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia trong giới hạn cho phép; thực hiện hiệu quả việc mua lại, hoán đổi, thanh toán trái phiếu Chính phủ; chi trả kịp thời các nghĩa vụ nợ của ngân sách nhà nước; nghiên cứu tiếp tục thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp; thực hiện nghiêm quy định về đấu giá khi thực hiện chuyển nhượng, cho thuê tài sản công, giao đất, cho thuê đất. Ban hành và kịp thời triển khai các chính sách phù hợp, hiệu quả liên quan đến thuế tối thiểu toàn cầu.

Như vậy, sắp tới đây Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ ban hành Nghị quyết về tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024.

Chi thường xuyên là gì?

Theo khoản 6 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015: Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Chi thường xuyên của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương được phân cấp trong các lĩnh vực:

- Quốc phòng;

- An ninh và trật tự, an toàn xã hội;

- Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề;

- Sự nghiệp khoa học và công nghệ;

- Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình;

- Sự nghiệp văn hóa thông tin;

- Sự nghiệp phát thanh, truyền hình, thông tấn;

- Sự nghiệp thể dục thể thao;

- Sự nghiệp bảo vệ môi trường;

- Các hoạt động kinh tế;

- Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;

- Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi hỗ trợ thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật;

- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

(Khoản 3 Điều 36 Luật Ngân sách nhà nước 2015)

Chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị ở địa phương được phân cấp trong các lĩnh vực:

- Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề;

- Sự nghiệp khoa học và công nghệ;

- Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phần giao địa phương quản lý;

- Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình;

- Sự nghiệp văn hóa thông tin;

- Sự nghiệp phát thanh, truyền hình;

- Sự nghiệp thể dục thể thao;

- Sự nghiệp bảo vệ môi trường;

- Các hoạt động kinh tế;

- Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;

- Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật;

- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

(Khoản 2 Điều 38 Luật Ngân sách nhà nước 2015)

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 3,248

Bài viết về

lĩnh vực Tài chính nhà nước

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn